Bí ẩn Viêm Phổi “Đi Bộ”: Con Bạn Có Đang Bị Dọa Ngầm?

Bí ẩn Viêm Phổi “Đi Bộ”: Con Bạn Có Đang Bị Dọa Ngầm?

Viêm phổi không điển hình ở trẻ em thường tiến triển âm thầm, triệu chứng khó nhận biết khiến việc phát hiện và điều trị kịp thời gặp nhiều khó khăn. Bài viết sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh cũng như cách nhận biết những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm này.

Viêm phổi không điển hình ở trẻ em là gì?

Viêm phổi không điển hình ở trẻ em (hay còn gọi là viêm phổi “đi bộ”, Atypical Pneumonia/Walking Pneumonia) là tình trạng nhiễm trùng phổi do một số loại vi khuẩn, virus hoặc vi sinh vật khác gây ra. Khác với viêm phổi điển hình, bệnh thường diễn tiến nhẹ hơn, không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng ngay lập tức, khiến nhiều người chủ quan và dễ bỏ sót. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, bệnh vẫn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

(Phần tiếp theo của bài báo sẽ cần được cung cấp để hoàn thành bài viết) Ví dụ: phần tiếp theo cần trình bày chi tiết về các nguyên nhân cụ thể (vi khuẩn, virus…), các triệu chứng thường gặp (ho, sốt, khó thở,…), phương pháp chẩn đoán và điều trị.

#ViêmPhổiTrẻEm #ViêmPhổiKhôngĐặcHiệu #SứcKhỏeTrẻEm #BíQuyếtLàmChaMẹ #PhátHiệnSớm #ChămSócSứcKhỏe #NguyHiểmThầmLặng #ConYêuKhỏeMạnh #DấuHiệuCảnhBáo #BệnhPhổiTrẻEm

Viêm phổi không điển hình ở trẻ em thường có diễn tiến chậm, triệu chứng không đặc hiệu khiến bệnh thường được phát hiện muộn, ảnh hưởng hiệu quả điều trị. Vậy bệnh do tác nhân nào gây nên? Làm thế nào để nhận biết?

Viêm phổi không điển hình ở trẻ em là gì?
Viêm phổi không điển hình ở trẻ em (Atypical Pneumonia/Walking Pneumonia) là tình trạng viêm nhiễm ở phổi dovi khuẩn không điển hình gây nên. Vì đây là nhóm vi khuẩn không có vách, bộ gen rất nhỏ nên không thể phát hiện qua nhuộm gram và nuôi cấy khó khăn. Viêm phổi không điển hình gây ra 20% số ca viêm phổi cộng đồng.
Bệnh khởi phát và diễn tiến chậm nên trẻ mắc bệnh ít khi được phát hiện ở giai đoạn đầu. Nếu không được điều trị phù hợp, bệnh kéo dài có thể gây tổn thương phổi nghiêm trọng và nhiều biến chứng khác như suy hô hấp, tổn thương da-niêm mạc, tổn thương gan, tổn thương tim (viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim), nhiễm trùng não và thần kinh, thiếu máu tán huyết, tắc mạch. (1)
Đáng lưu ý, tác nhân gây viêm phổi không điển hình có thể lây nhiễm từ người này qua người khác thông qua tiếp xúc với nước bọt hay nước mũi của trẻ mắc bệnh. Bệnh thường gặp ở trẻ lớn trên 5 tuổi, tuy nhiên có xu hướng tăng ở trẻ nhỏ. Và có tỉ lệ mắc đồng nhiễm tác nhân viêm phổi  do vi khuẩn điển hình và vi khuẩn không điển hình từ 15-20%.
Khi mới khởi phát bệnh viêm phổi không điển hình, trẻ thường có biểu hiện mệt mỏi, sốt nhẹ.
Nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Viêm phổi không điển hình ở trẻ em có thể do nhiều tác nhân khác nhau tuy nhiên phải kể đến 3 chủng vi khuẩn thường gặp sau: Mycoplasma Pneumoniae (55-70%), Legionella Pneumoniae (10-15%), Chlamydophila Pneumoniae (5-7%). (2)
1. Do Mycoplasma Pneumoniae
Vi khuẩn Mycoplasma Pneumoniae (M.Pneumoniae) là nguyên nhân gây viêm phổi không điển hình phổ biến ở trẻ trên 3 tuổi. Ước tính có khoảng 7 – 20% ca mắc viêm phổi không điển hình ở trẻ từ 3 – 15 tuổi do vi khuẩn Mycoplasma gây ra. Nguy cơ mắc bệnh cao nếu trẻ sinh sống hoặc thường xuyên đến những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học. Nhiều trường hợp trẻ bị viêm phổi không điển hình do chủng vi khuẩn này gây ra nhưng không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào.
2. Do Legionella Pneumoniae
Theo một số nghiên cứu, viêm phổi không điển hình ở trẻ em do vi khuẩn Legionella Pneumoniae (L.Pneumoniae) rất hiếm gặp ở trẻ dưới 19 tuổi, chỉ chiếm 0.01% số ca mắc viêm phổi ở trẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường do trẻ hít phải mầm bệnh vi khuẩn trong môi trường ô nhiễm, nước tù đọng.
3. Do Chlamydophila Pneumoniae
Viêm phổi không điển hình do vi khuẩn Chlamydophila Pneumoniae (C.Pneumoniae) thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi đến trường (trên 3 tuổi), có thể diễn ra quanh năm. Viêm phổi do vi khuẩn Chlamydophila chỉ chiếm 1 – 2% số ca mắc ở trẻ. Đa số các trường hợp bệnh có biểu hiện nhẹ; hiếm khi bệnh có diễn tiến nặng, nghiêm trọng.
Triệu chứng viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Một số triệu chứng viêm phổi không điển hình ở trẻ em thường gặp như:

Sốt.
Ớn lạnh.
Ho (ban đầu ho khan, sau đó chuyển qua ho có đờm).
Thở nhanh (tùy độ tuổi).

Có thể có các tổn thương ngoài phổi:

Tổn thương da-niêm mạc (ban đỏ, dát sẩn, mụn nước, Hội chứng Steven Johnson), Tổn thương gan, viêm dạ dày ruột.
Tổn thương tim (viêm cơ tim, rối loạn nhịp tim).
Tổn thương thần kinh (viêm màng não, viêm não-màng não, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm tủy cắt ngang, mất điều hòa tiểu não..).
Đau khớp.
Tan máu tự miễn, tắc mạch.

Ngoài các triệu chứng trên, trẻ còn có thể bị đau tức ngực (thường xảy ra khi trẻ hít thở sâu hoặc ho), đau đầu, chán ăn, mệt mỏi, đau mỏi cơ thể, đổ nhiều mồ hôi,…
Viêm phổi không điển hình do vi khuẩn Mycoplasma, các triệu chứng khó chịu, đau cơ, đau họng, ho (có xu hướng kho và nặng hơn vào ban đêm) thường sẽ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 4 – 20 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trẻ còn có thể có triệu chứng đau tai, đau mỏi mắt, phát ban, sưng hạch cổ.
Viêm phổi không điển hình do vi khuẩn Legionella có thể gây tiêu chảy ở người bệnh, chiếm ít nhất 20 – 40% trường hợp. Bệnh có thể gây sốt cao đột ngột, nhanh chóng trở nặng, gây tức ngực, khó thở, có thể dẫn đến tử vong nếu không có can thiệp kịp thời.
Trẻ có dấu hiệu viêm phổi không điển hình nên được đưa đến bệnh viện thăm khám sớm.
Chẩn đoán viêm phổi không điển hình ở trẻ
Dựa vào lứa tuổi (lớn: gặp nhiều hơn nhỏ), yếu tố dịch tễ, khởi phát từ từ, triệu chứng cơ năng rầm rộ (sốt, ho nhiều, khó thở) so với triệu chứng thực thể, triệu chứng ngoài phổi, tổn thương trên Xquang phổi: tổn thương đa dạng (tổn thương kẽ, đông đặc, tràn dịch màng phổi), xét nghiệm huyết thanh học (kháng thể đặc hiệu), và phân lập vi khuẩn (sinh học phân tử PCR vi khuẩn trên dịch tiết hầu họng, đờm) và không đáp ứng với kháng sinh beta-lactam.
X-quang phổi: tổn thương đa dạng, tổn thương kẽ, đông đặc, tràn dịch màng phổi.
Điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Việc điều trị viêm phổi không điển hình ở trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ tuổi của trẻ, nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương do bệnh gây ra, tiền sử bệnh,… Nguyên tắc điều trị bao gồm hỗ trợ thông thoáng đường thở, hạ sốt, bù đủ dịch, liệu pháp kháng sinh và liệu pháp oxy nếu có suy hô hấp.
1. Chống suy hô hấp
Nếu trẻ gặp các vấn đề về hô hấp, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện các phương pháp hỗ trợ hô hấp cho trẻ, phòng ngừa suy hô hấp.
2. Điều trị hỗ trợ
Đối với các triệu chứng sốt, ho, đau nhức cơ thể,… bác sĩ sẽ kê thuốc điều trị triệu chứng tương ứng nhằm hỗ trợ trẻ cảm thấy thoải mái hơn và nhanh khỏi bệnh. Lưu ý, phụ huynh không được tự ý cho trẻ dùng thuốc trị ho, siro ho cho trẻ khi không có sự đồng ý của bác sĩ.
3. Liệu pháp kháng sinh
Đa số các trường hợp viêm phổi không điển hình ở trẻ em được điều trị bằng liệu pháp kháng sinh phù hợp nhằm tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Kháng sinh có thể được sử dụng ở dạng thuốc uống hoặc tiêm đường tĩnh mạch tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Thuốc kháng sinh cần được sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý dùng lại toa thuốc cũ hoặc tự ý ngừng thuốc bởi điều này có thể khiến bệnh trở nên nặng hơn, tăng nguy cơ tái nhiễm trùng.
Chăm sóc viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Bên cạnh tuân theo các chỉ định điều trị của bác sĩ, chăm sóc trẻ đúng cách sẽ giúp bệnh viêm phổi không điển hình ở trẻ em nhanh khỏi hơn. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc bệnh:

Ăn thức ăn dễ tiêu, mềm, lành mạnh, đủ chất.
Đảm bảo các yếu tố vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Vệ sinh không gian sống sạch, thông thoáng, tránh khói bụi, khói thuốc lá.
Vệ sinh mũi họng cho trẻ với nước muối sinh lý hàng ngày.
Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, bú thường xuyên hơn.
Tạo độ ẩm không khí phòng phù hợp để trẻ dễ hô hấp.

Cách phòng tránh viêm phổi không điển hình ở trẻ em
Bất kỳ ai cũng có thể mắc viêm phổi không điển hình, do đó phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh cho trẻ:

Tiêm phòng vacxin đầy đủ đặc biệt phòng ngừa viêm phổi do phế cầu, H.I và tiêm cúm hàng năm.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người bệnh.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt thể dục điều độ, và môi trường sống sạch (tránh khói thuốc lá, ô nhiễm).
Đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám điều trị kịp thời khi bé có dấu hiệu bất thường.

Đeo khẩu trang cho trẻ cẩn thận trước khi ra ngoài.
Địa chỉ khám viêm phổi không điển hình ở trẻ em đáng tin cậy
Hệ miễn dịch và đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện; đồng thời, chúng chưa thể chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả. Do vậy, trẻ rất dễ nhiễm bệnh, nhất là các bệnh hô hấp truyền nhiễm, khi bị các tác nhân gây bệnh tấn công hay thời tiết bất thường.
Ở trẻ em, bệnh thường sẽ diễn biến nhanh chóng và biến chứng nghiêm trọng hơn nên việc đưa trẻ đến bệnh viện khám chữa kịp thời là điều vô cùng quan trọng. Trẻ bị viêm phổi không điển hình, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện uy tín, có chuyên khoa Nhi để bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp.
Khoa Nhi thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh hiện đang là địa chỉ thăm khám, chữa trị bệnh cho trẻ được nhiều phụ huynh tin tưởng lựa chọn. Với đội ngũ chuyên gia giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Nội nhi và Ngoại nhi, hệ thống cơ sở vật chất tiện nghi, máy móc hiện đại, chuyên dụng cho bệnh nhi, khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh mang đến những trải nghiệm, dịch vụ thăm khám tốt nhất.
Tại khoa Nhi – BVĐK Tâm Anh, phác đồ điều trị cho mỗi bệnh nhi được xây dựng dựa vào kết quả thăm khám và tình trạng cụ thể của từng trường hợp. Lợi thế là một bệnh viện đa khoa chuyên sâu, quá trình điều trị bệnh có thể được kết hợp với các chuyên khoa khác nhằm giúp trẻ nhận được hiệu quả điều trị tối ưu nhất. Ngoài khám chữa bệnh, phụ huynh sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn xây dựng chế độ ăn uống khoa học và hợp lý, phù hợp với nhu cầu phát triển của từng trẻ.
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ và những vấn đề về sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng với những thông tin, quý phụ huynh đã hiểu rõ hơn về viêm phổi không điển hình ở trẻ em. Đây là một trong những bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ, tuy không nguy hiểm như viêm phổi nhưng vẫn có thể gây biến chứng nếu không được điều trị phù hợp.

Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Nguyên nhân và triệu chứng bệnh Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Nguyên nhân và triệu chứng bệnh


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc