1. Biểu hiện của người bị bệnh cường giáp
Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá mức hormone thyroxine, dẫn đến sự rối loạn trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Các biểu hiện của người bị bệnh cường giáp có thể xuất hiện rõ ràng hoặc diễn tiến âm thầm tùy theo từng trường hợp bao gồm:
1.1. Thay đổi cân nặng do rối loạn chuyển hóa
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh cường giáp là sự thay đổi cân nặng không kiểm soát. Người bệnh có thể bị sụt cân nhanh chóng dù vẫn duy trì chế độ ăn uống đầy đủ. Nguyên nhân là do quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra mạnh mẽ hơn bình thường, khiến năng lượng bị tiêu hao nhanh chóng.
Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng có cảm giác thèm ăn nhiều hơn nhưng vẫn không tăng cân. Ở một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị tăng cân nhẹ do cơ thể giữ nước hoặc rối loạn nội tiết đi kèm.

Thay đổi cân nặng bất thường là một trong những triệu chứng cường giáp thường gặp.
1.2. Người bị bệnh cường giáp dễ bị kích thích thần kinh
Cường giáp có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, khiến người bệnh trở nên nhạy cảm, dễ cáu gắt, lo lắng và mất kiểm soát cảm xúc. Một số biểu hiện kích thích thần kinh rõ rệt của người bệnh cường giáp bao gồm:
– Hồi hộp, tim đập nhanh ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi.
– Dễ căng thẳng, khó tập trung vào công việc.
– Khó ngủ, giấc ngủ chập chờn, dẫn đến tình trạng mệt mỏi kéo dài.
Tình trạng này nếu kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
1.3. Biến đổi ở mắt và da
Bệnh cường giáp, đặc biệt là trong trường hợp mắc bệnh Basedow, có thể gây ra các biến đổi rõ rệt ở mắt. Người bệnh thường bị lồi mắt, sưng mí, khô mắt, thậm chí nhìn đôi.
Ngoài ra, da của người bị bệnh cường giáp thường trở nên mỏng, ấm hơn bình thường và đổ mồ hôi nhiều do tăng cường trao đổi chất. Một số trường hợp người bệnh còn gặp tình trạng ngứa hoặc nổi ban đỏ trên da.
1.4. Rối loạn kinh nguyệt và giảm chức năng sinh lý
Ở nữ giới, bệnh cường giáp có thể gây rối loạn kinh nguyệt, khiến chu kỳ không đều hoặc lượng máu kinh thay đổi bất thường.
Ở nam giới, bệnh có thể làm giảm ham muốn tình dục và trong một số trường hợp còn gây rối loạn cương dương.
1.5. Run tay và yếu cơ
Người bị bệnh cường giáp thường có triệu chứng run tay, đặc biệt là khi căng thẳng hoặc thực hiện các động tác tinh vi như viết chữ, cầm đũa. Bên cạnh đó, cơ bắp cũng có thể trở nên yếu hơn, đặc biệt là ở vùng đùi và bắp tay, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi khi di chuyển hoặc mang vác đồ nặng.

Những người mắc bệnh cường cường giáp có thể gặp tình trạng khô mắt.
2. Cách điều trị hiệu quả cho bệnh nhân cường giáp
Việc điều trị bệnh cường giáp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ nghiêm trọng và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân. Các phương pháp điều trị phổ biến bao gồm thuốc, i-ốt phóng xạ và phẫu thuật.
2.1. Điều trị bằng thuốc kháng giáp
Thuốc kháng giáp có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến giáp, làm giảm sản xuất hormone thyroxine. Hai loại thuốc kháng giáp thường được chỉ định là Methimazole và Propylthiouracil.
Phương pháp này thường được áp dụng cho những bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, thuốc kháng giáp cần được sử dụng lâu dài và có thể gây tác dụng phụ như suy gan hoặc giảm bạch cầu.
2.2. Sử dụng i-ốt phóng xạ
I-ốt phóng xạ giúp phá hủy một phần tuyến giáp, từ đó làm giảm một phần việc sản xuất hormone. Đây là phương pháp điều trị phổ biến, mang lại hiệu quả cao nhưng có thể khiến người bệnh bị suy giáp vĩnh viễn, đòi hỏi phải sử dụng hormone thay thế suốt đời.
Phương pháp này không phù hợp với phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh.
2.3. Phẫu thuật tuyến giáp
Trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuốc hoặc có bướu giáp lớn gây chèn ép, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.
Phẫu thuật giúp điều trị triệt để bệnh nhưng cũng đi kèm với rủi ro như suy giáp sau mổ, tổn thương dây thần kinh thanh quản hoặc tuyến cận giáp. Người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện và theo dõi sát sao sau phẫu thuật để điều chỉnh liều thuốc phù hợp.

Điều trị bệnh cường giáp tại chuyên khoa Nội tiết – Thu Cúc TCI.
2.4. Điều chỉnh lối sống và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học
Ngoài các phương pháp điều trị chính, người bị bệnh cường giáp cũng cần điều chỉnh lối sống để hỗ trợ quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, selen và vitamin D. Người bệnh nên hạn chế thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, tránh rượu bia và các chất kích thích.
Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, kiểm soát căng thẳng và ngủ đủ giấc cũng là những yếu tố quan trọng giúp người bệnh cường giáp duy trì sức khỏe tốt hơn.
Thu Cúc TCI là một trong những cơ sở y tế uy tín trong điều trị bệnh lý tuyến giáp, đặc biệt là cường giáp. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nội tiết giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại và quy trình điều trị bài bản, Thu Cúc TCI giúp bệnh nhân kiểm soát bệnh hiệu quả.
Bệnh nhân khi đến thăm khám tại Thu Cúc TCI sẽ được chẩn đoán chính xác, tư vấn chi tiết về tình trạng bệnh, áp dụng các phương pháp điều trị tiên tiến nhất và theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị.
Nếu bạn hoặc người thân có dấu hiệu của bệnh cường giáp, hãy đến ngay Thu Cúc TCI để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Cách nhận biết và điều trị cường giáp hiệu quả #CườngGiáp #BiểuHiện #ĐiềuTrị #SứcKhỏe #PhòngNgừaBệnh #ChămSócSứcKhỏe #BệnhLýThôngThường #LốiSốngSạch #TưVấnYKhoa
Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.