#ĐauTinhHoànSauKhiCươngCứng: Bí Ẩn Đằng Sau Cơn Đau!

#ĐauTinhHoànSauKhiCươngCứng: Bí Ẩn Đằng Sau Cơn Đau!

Đau tinh hoàn sau khi “lên đỉnh” – nỗi ám ảnh khiến nhiều quý ông lo lắng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống chăn gối. Liệu đây chỉ là hiện tượng bình thường hay dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này thông qua lời chia sẻ chuyên sâu của bác sĩ Huỳnh Hứa Duy Khang, chuyên khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa. Đừng bỏ lỡ những thông tin quan trọng giúp bạn bảo vệ sức khỏe sinh sản!


#ĐauTinhHoàn #CươngCứng #SứcKhỏeNamGiới #NamKhoa #BệnhHọcNamGiới #YHoc #TưVấnSứcKhỏe #SứcKhỏeSinhSản #BíQuyếtSứcKhỏe #NamGiới #TìnhDục #CảnhBáoSứcKhỏe

Đau tinh hoàn sau khi cương cứng gây ảnh hưởng xấu đến cảm xúc và đời sống tình dục của người bệnh, khiến nhiều người lo lắng, không biết liệu đây có phải là dấu hiệu của bệnh Nam khoa nguy hiểm hay không? Giải đáp thắc xoay quanh việc nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng thông qua những chia sẻ từ bác sĩ Huỳnh Hứa Duy Khang, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong bài viết bên dưới.

Đau tinh hoàn sau khi cương là gì?
Đau tinh hoàn sau khi cương là hiện tượng đau xảy ra ở tinh hoàn ngay sau khi nam giới cương dương. Hiện tượng này thường là triệu chứng của tăng huyết áp mào tinh hoàn. “Quả bóng xanh” là thuật ngữ tiếng lóng để chỉ 1 tình trạng tăng huyết áp mào tinh hoàn, gây đau tinh hoàn ngay sau khi hưng phấn tình dục nhưng không đạt được cực khoái hoặc sau khi cương dương.
Hiện tượng này có thể xảy ra do máu tích tụ trong tinh hoàn khi bị kích thích, khiến chúng bị đau nếu người đó bị kích thích quá lâu. Mặc dù đau tinh hoàn sau khi cương dương có thể gây khó chịu nhưng tình trạng này thường không kéo dài. Cảm giác đau có thể biến mất sau khi xuất tinh. (1)
Kích thích tình dục làm cho các động mạch mang máu đến bộ phận sinh dục nam mở rộng, làm tăng lưu lượng máu đến khu vực này. Các tĩnh mạch thường dẫn máu ra khỏi cơ quan sinh dục sẽ bị hạn chế, để giữ máu và gây cương cứng. Sau khi xuất tinh, hoặc không còn cảm thấy hưng phấn, các mạch máu sẽ trở lại kích thước bình thường, cảm giác đau sẽ biến mất.
Nam giới có thể bị đau tinh hoàn khi có kích thích tình dục, đây có thể triệu chứng của vấn đề sức khỏe Nam khoa
Nguyên nhân tinh hoàn đau sau khi cương cứng
Nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng có nguyên nhân do lưu lượng máu tăng làm mô dương vật cứng và to ra, thường liên quan đến hưng phấn tình dục, nếu điều này gây đau chứng tỏ nam giới đang gặp các vấn đề về sức khỏe.
Một số tình trạng khác nhau có thể gây ra hiện tượng đau tinh hoàn khi cương cứng, như: một số loại thuốc, chấn thương, nhiễm trùng hoặc thiếu hụt hormone. Cảm giác đau khi cương cứng không bao giờ là điều bình thường và người bệnh luôn cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Varicocele (giãn tĩnh mạch tinh)
Giãn tĩnh mạch tinh là khi các tĩnh mạch to ra bên trong bìu (túi da giữ tinh hoàn). Những tĩnh mạch này được gọi là đám rối dạng pampiniform. Trong số 100 nam giới, có 10 – 15 người mắc bệnh giãn tĩnh mạch tinh. Giống như bị giãn tĩnh mạch ở chân, varicocele là khi các tĩnh mạch đám rối dạng pampiniform ở bìu to ra, chúng có thể phát triển lớn hơn theo thời gian. (2)
Varicocele phổ biến hơn ở bìu bên trái. Điều này là do giải phẫu của nam giới ở cả 2 bên không giống nhau. Varicocele có thể tồn tại ở cả 2 bên cùng 1 lúc, nhưng điều này rất hiếm. Hầu hết các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh không gây ra vấn đề gì và vô hại. Ít gặp hơn, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể gây đau đớn khi cương dương.
2. Viêm mào tinh hoàn
Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm ống dài, cuộn ở phía sau tinh hoàn. Hầu như mọi nam giới đều có thể mắc phải tình trạng này. Nguyên nhân thường là do vi khuẩn, như  bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục, nhưng người bệnh có thể bị viêm mào tinh hoàn vì những lý do khác.
Tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng cấp tính ở tinh hoàn có thể kéo dài dưới 6 tuần. Các triệu chứng thường xuất hiện chậm trong vòng 1 – 2 ngày. Người bệnh sẽ nhận thấy đau ở bìu, toàn bộ tinh hoàn hoặc các vùng lân cận, cơn đau kéo dài. Vùng da xung quanh tinh hoàn bị sưng, đỏ, cứng hoặc ấm. Viêm tinh hoàn mạn tính kéo dài hơn 6 tuần và gây đau nhưng không bị sưng, tấy đỏ hoặc nóng.
3. Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn có thể khiến nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng, quan hệ hoặc xuất tinh. Viêm tinh hoàn là tình trạng viêm của 1 hoặc cả 2 tinh hoàn. Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn có thể xảy ra cùng lúc, gây khó chịu nhưng nhìn chung có thể điều trị được và hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn.
4. Thoát vị bẹn
Thoát vị bẹn xảy ra khi các mô mỡ hoặc mô ruột nhô ra qua 1 điểm yếu ở cơ bụng. Trong một số trường hợp, thoát vị bẹn gây sưng tấy hoặc cục u ở háng hoặc bìu sưng to. Thoát vị bẹn không làm thay đổi kích thước tinh hoàn nhưng có thể làm giảm lượng máu cung cấp cho tinh hoàn bị ảnh hưởng, khiến nam giới khó cương dương hoặc bị đau khi cương dương, do thiếu máu.
5. Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn là tình trạng nghiêm trọng cần được cấp cứu điều trị ngay lập tức. Điều này có thể xảy ra khi dây thừng tinh bị xoắn và cắt đứt nguồn cung cấp máu. Ngoài sưng tinh hoàn, những người bị xoắn tinh hoàn cũng có thể gặp các triệu chứng bao gồm:

Đau dữ dội ở vùng bìu, tinh hoàn.
Nôn mửa.
Buồn nôn.
Tinh hoàn và bìu đỏ hoặc sẫm màu.

Nếu không điều trị, xoắn tinh hoàn có thể gây nhiễm trùng, teo tinh hoàn và vô sinh, khiến kích thước tinh hoàn bị thu nhỏ lại. Trong một số trường hợp, tinh hoàn có thể bị tổn thương nghiêm trọng và có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ.
Xoắn tinh hoàn xảy ra khi thừng tinh xoay tự do và xoắn lại, ngắt nguồn cung cấp máu cho tinh hoàn
6. Đau do chấn thương
Đau do chấn thương tạo ra các cơn đau kéo dài, đau dữ dội hơn khi cương cứng. Chấn thương tinh hoàn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm: tai nạn giao thông, tai nạn lao động, chơi thể thao,… hoặc những sinh hoạt hàng ngày. Chấn thương có thể làm tổn thương bìu và tinh hoàn, thậm chí làm rách mô bảo vệ hoặc khiến tinh hoàn bị tách ra. Tinh hoàn tạo ra tinh trùng và hormone. Chấn thương tinh hoàn có thể gây tổn hại cho các chức năng đó và cản trở lưu lượng máu.
7. Một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác gây đau tinh hoàn khi cương cứng bao gồm:

Bệnh thần kinh tiểu đường.
Hydrocele: loại sưng bìu xảy ra khi chất lỏng tích tụ trong lớp vỏ mỏng bao quanh tinh hoàn.
Spermatocele: nang mào tinh, còn được gọi là u nang mào tinh, là túi chứa đầy chất lỏng, không gây đau, không gây ung thư (lành tính), phát triển gần đỉnh tinh hoàn.
Ung thư tinh hoàn: là sự phát triển của các tế bào bắt đầu ở tinh hoàn, ở bìu. Ung thư tinh hoàn không phải là 1 loại ung thư phổ biến. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xảy ra nhất ở người từ 15 – 45 tuổi. Dấu hiệu đầu tiên của ung thư tinh hoàn thường là 1 khối hoặc cục u trên tinh hoàn. Các tế bào ung thư có thể phát triển nhanh chóng. Chúng thường lan ra ngoài tinh hoàn đến các bộ phận khác của cơ thể. Ung thư tinh hoàn có khả năng điều trị cao, ngay cả khi nó lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Sỏi thận.
Quần bó sát.

Đau tinh hoàn sau khi cương kéo dài bao lâu là nguy hiểm?
Đau tinh hoàn sau khi cương kéo dài hơn 1 giờ liên tục là nguy hiểm. Khi này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ Nam khoa để được chẩn đoán và điều trị tình trạng này. Vì đau tinh hoàn có thể do nhiều nguyên nhân phức tạp, nên người bệnh tốt nhất cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tìm ra nguyên nhân gây bệnh.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Gặp bác sĩ khi nhận thấy các triệu chứng sau:

Phát hiện khối u ở tinh hoàn.
Đau tinh hoàn khi cương dương kéo dài hoặc xảy ra thường xuyên.
Đau tinh hoàn đột ngột, đau dữ dội.
Khi có chấn thương xuất hiện ở tinh hoàn, bìu, dương vật.

Cơn đau tinh hoàn sau khi cương dương thoáng qua có thể khiến nhiều người chủ quan. Có nhiều nguyên nhân gây đau tinh hoàn sau khi cương như: bị nhiễm trùng (chlamydia), bệnh lây qua đường tình dục STI  hoặc chấn thương tinh hoàn. Bác sĩ Nam khoa sẽ giúp chẩn đoán và điều trị tình trạng này hiệu quả.
Bác sĩ Huỳnh Hứa Duy Khang, khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM đang tư vấn điều trị bệnh “khó nói” ở nam giới
Đau tinh hoàn sau khi cương chẩn đoán như thế nào?
Đau tinh hoàn sau khi cương dương chẩn đoán như sau:

Bác sĩ sẽ cần kiểm tra tinh hoàn của người bệnh.
Đánh giá mức độ đau khi cương dương.
Hỏi người bệnh một số câu hỏi về mức độ đau, tần suất cơn đau xuất hiện và tiền sử bệnh hoặc các hoạt động tình dục gần đây.
Nếu xuất hiện khối u bất thường vùng tinh hoàn. Bên cạnh chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra khối u.
Bác sĩ sẽ nhìn và sờ tinh hoàn. Họ cũng có thể chiếu ánh sáng qua da để kiểm tra xem có sự tích tụ chất lỏng nào không.
Bác sĩ có thể tiến hành các chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, để kiểm tra xem có khối u bất thường bên trong tinh hoàn hay không.

Cách điều trị tình trạng đau tinh hoàn sau khi cương
Cách điều trị tình trạng đau tinh hoàn sau khi cương dương là dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nếu người bệnh cảm thấy đau nhẹ, không gây khó chịu có thể không cần điều trị.
Nếu có khối u ở tinh hoàn nên thường xuyên kiểm tra tại nhà để đảm bảo rằng nó không to ra hoặc thay đổi hình dạng. U nang thường sẽ tự biến mất. Nếu u nang gây đau, đắp khăn ấm có thể giúp giảm sưng. Nếu u nang bị nhiễm trùng, người bệnh cần dùng thuốc để điều trị nhiễm trùng theo chỉ định. Các bác sĩ có thể loại bỏ u nang bằng cách gây tê cục bộ. Tuy nhiên, các bác sĩ thường không khuyến khích điều này vì u nang khó có thể gây ra vấn đề sức khỏe.
Những người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh hoặc tràn dịch tinh mạc mà không gặp bất kỳ triệu chứng nào sẽ không cần điều trị. Trong trường hợp cần thiết, túi dịch nơi thủy tinh thể hình thành có thể được bác sĩ loại bỏ bằng tiểu phẫu. Bác sĩ có thể cân nhắc phẫu thuật cho những trường hợp đau khi cương dương do giãn tĩnh mạch thừng tinh. Thủ thuật này giúp ngăn chặn lưu lượng máu đến các tĩnh mạch bị sưng, cho phép các tĩnh mạch co lại và tự chữa lành.
Đối với các trường hợp nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng có nguyên nhân do viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, bác sĩ sẽ sử dụng liệu pháp kháng sinh để điều trị nhiễm trùng cơ bản. Người bệnh có thể dùng thuốc giảm đau hoặc chườm túi lạnh lên tinh hoàn để giảm đau và sưng.
Trường hợp xấu nhất, khối u ở tinh hoàn được phát hiện là ung thư. Việc điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh ung thư. Các bác sĩ sử dụng xạ trị và hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chúng phát triển. Người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ khối u khỏi tinh hoàn. Bác sĩ có thể cần phải cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ tinh hoàn để điều trị ung thư và ngăn ngừa khối u ác tính di căn. Sau đó tiến hành đặt tinh hoàn nhân tạo, điều này có thể gây vô sinh.
Ung thư tinh hoàn là tình trạng xấu nhất nhưng vẫn có thể điều trị được và tiên lượng điều trị tốt
Biện pháp ngăn ngừa đau tinh hoàn sau khi cương
Gần như không có biện pháp nào có thể ngăn ngừa đau tinh hoàn sau khi cương dương. Một số lời khuyên từ bác sĩ Nam khoa có thể giúp chăm sóc sức khỏe tinh hoàn tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo:

Chườm đá lên bìu có tinh hoàn bị đau để giảm đau.
Ngâm mình trong bồn nước ấm.
Uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Quan hệ tình dục an toàn.

Như vậy, nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng có nguyên nhân do bệnh như: giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, thoát bị bẹn, chấn thương, xoắn tinh hoàn và nhiều nguyên nhân khác. Các nguyên nhân gây đau tinh hoàn khi cương cứng rất đa dạng, chẩn đoán kịp thời là cần thiết để can thiệp điều trị trong các trường hợp nguy hiểm.
Chẩn đoán và điều trị viêm tinh hoàn tại khoa Nam học, Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh TP.HCM và Đơn vị Nam học, Trung tâm khám chữa bệnh Tâm Anh Quận 7. Tại đây có đội ngũ bác sĩ giỏi, đã điều trị thành công nhiều trường hợp bị đau tinh hoàn sau cương cứng do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Kết hợp cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, máy siêu âm 3D, 4D, máy chụp cắt lớp vi tính CT và máy chụp cộng hưởng từ MRI Tesla 3T,… cung cấp phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại, chính xác. Hệ thống Trung tâm Xét nghiệm khép kín, lấy mẫu thuận tiện, trả kết quả nhanh chóng, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác các nguyên nhân gây đau tinh hoàn sau khi cương cứng và tầm soát ung thư tinh hoàn hiệu quả.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Hy vọng với những thông tin bài viết vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về các nguyên nhân gây đau tinh hoàn sau khi cương cứng. Chẩn đoán và điều trị kịp thời luôn là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh dục và chức năng sinh sản ở nam giới.

Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng nguyên nhân do đâu? Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Nam giới đau tinh hoàn sau khi cương cứng nguyên nhân do đâu?


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc