Khó thở, ho dai dẳng? Tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách điều trị tắc nghẽn đường hô hấp dưới!
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới là tình trạng nguy hiểm, thường là biến chứng của các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), và viêm tiểu phế quản. Triệu chứng điển hình bao gồm khó thở, ho kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hội chứng này, từ nguyên nhân gây bệnh đến các phương pháp điều trị hiệu quả.
Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới là gì?
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới là tình trạng đường thở ở phổi bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, gây cản trở dòng khí lưu thông. Điều này dẫn đến khó thở, thở khò khè, ho, và các triệu chứng khác. Nguyên nhân gây tắc nghẽn có thể rất đa dạng, từ viêm nhiễm, dị ứng, đến các bệnh lý mãn tính. Khám phá thêm thông tin chi tiết trong phần tiếp theo.
(Phần tiếp theo sẽ đi sâu vào nguyên nhân cụ thể, phương pháp chẩn đoán và điều trị. Bạn có thể bổ sung thêm thông tin về các phương pháp điều trị cụ thể, thuốc dùng, và lời khuyên cho người bệnh).
#KhóThở #HoDaiDẳng #TắcNghẽnĐườngHôHấp #HenSuyễn #COPD #ViêmTiểuPhếQuản #SứcKhỏeHôHấp #ĐiềuTrịHiệuQuả #YHoc #TìmHiểuNgay #CứuSinhMạng
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới thường xảy ra do biến chứng của các bệnh lý hô hấp như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm tiểu phế quản, gây khó thở, ho kéo dài… Bệnh cần được chẩn đoán và can thiệp điều trị sớm để tránh chuyển biến nghiêm trọng hơn, có thể đe dọa tính mạng.
Hội chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới là gì?
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới là tình trạng tắc nghẽn hoặc hẹp cấu trúc xảy ra ở các cơ quan thuộc đường hô hấp dưới, bao gồm: khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi (bao gồm phế nang) và thanh quản. Điều này dẫn đến giảm lưu lượng không khí lưu thông và kéo dài thời gian thở ra. Hoặc cấp tính do dị vật, hoặc u phổi có thể gây xẹp phổi hoặc viêm phổi sau tắc nghẽn, abces phổi. (1)
Về mặt lâm sàng, tắc nghẽn đường hô hấp dưới thường biểu hiện bằng các triệu chứng liên quan đến tình trạng phổi quá căng và ứ khí, chẳng hạn như thở khò khè, thở ra kéo dài. Hai bệnh lý thường gặp của tắc nghẽn hô hấp dưới là hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới là tình trạng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Hội chứng tắc nghẽn hô hấp dưới có thể xảy ra theo bốn cơ chế:
Do chất nhầy, chất lỏng hoặc các dị vật khác gây tắc nghẽn lòng phế quản.
Do co thắt cơ trơn các tiểu phế quản làm hẹp lòng phế quản.
Sự xâm lấn của thành phế quản thứ phát do phù nề, viêm hoặc phì đại tuyến nhầy hoặc do khối u xâm lấn.
Sự chèn ép bên ngoài đường thở do phù nề hoặc khối u.
Các bệnh lý có thể dẫn đến kích hoạt 3 cơ chế trên bao gồm:
1. Hen phế quản
Hen phế quản bệnh mạn tính ảnh hưởng đến việc lưu thông không khí vào phổi. Hen kích thích sản xuất nhiều chất nhầy hơn bình thường, từ đó gây hẹp và tắc nghẽn đường thở bên cạnh đó còn có cơ chế co thắt cơ trơn các tiểu phế quản. Triệu chứng điển hình là ho, thở khò khè, khó thở và tức ngực. Hen suyễn có thể được khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau gọi là dị ứng nguyên như: thay đổi thời tiết, tiếp xúc với chất gây dị ứng, nhiễm trùng,…
2. Viêm tiểu phế quản co thắt
Viêm tiểu phế quản thường ảnh hưởng đến trẻ nhỏ và thường do virus gây ra. Biểu hiện đặc trưng là sưng đường thở, chặn luồng không khí. Các triệu chứng của viêm tiểu phế quản có thể bao gồm:
Khó thở.
Ho.
Sổ mũi.
Sốt.
Thở khò khè.
Ngừng thở định kỳ (ở trẻ sơ sinh).
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm mạn tính niêm mạc đường thở, làm giảm chức năng thông khí ở phổi, dẫn đến hẹp đường thở, gây khó thở, thậm chí suy hô hấp. Vào đợt cấp của bệnh, sự tăng tiết của đàm nhớt sẽ góp phần làm hẹp đường thở. Bên cạnh đó, tình trạng tấc nghẽn đường dẫn khí trong COPD không hồi phục hoàn toàn và gây tình trạng ứ khí mạn tính ở phổi. Tình trạng này lâu dài có thể gây ra tăng áp phổi và tâm phế mạn. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
Thở khò khè.
Cảm giác tức ngực.
Ho mạn tính.
Hụt hơi.
Ho đàm kéo dài.
Phù ở chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Nhiễm trùng đường hô hấp tái phát.
Hen suyễn gây tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
Triệu chứng tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình sau đây:
1. Khó thở
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới xảy ra do cấu trúc khí quản, phế quản, tiểu phế quản, phổi (bao gồm phế nang) hoặc thanh quản bị hẹp, nghẹt chất nhầy, chất lỏng, dị vật… Do đó, lưu lượng không khí lưu thông trong hệ thống này bị giảm, gây khó thở và kéo dài thời gian thở ra.
2. Ho kéo dài
Ho được xem là một cơ chế bảo vệ quan trọng, giúp tống các vật lạ và dịch tiết ra khỏi phế quản. Ho quá nhiều, ho kéo dài thường là triệu chứng điển hình của các bệnh lý về đường hô hấp, bao gồm hội chứng tắc nghẽn đường thở dưới.
3. Mặt mũi tím tái
Mặt mũi tím tái là do thiếu nồng độ oxy trong máu, đặc biệt xuất hiện ở các vùng da mỏng như miệng, môi, dái tai. Triệu chứng này rất thường gặp ở người bệnh bị tắc nghẽn đường hô hấp do quá trình vận chuyển, lưu thông không khí ra vào phổi bị cản trở.
4. Đổ mồ hôi
Tắc nghẽn đường hô hấp dưới gây khó thở, nhịp thở tăng nhanh, từ đó kích thích đổ mồ hôi nhiều hơn, đặc biệt là vùng đầu.
Khó thở do tắc nghẽn đường hô hấp dưới.
Chẩn đoán tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Để chẩn đoán tắc nghẽn hô hấp dưới, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sau đây:
1. Chụp X-quang phổi
Trong các trường hợp khẩn cấp, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang trước để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng bệnh. Nếu phương pháp này không mang lại hiệu quả, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm nâng cao hơn.
2. Khám lâm sàng
Trong hầu hết các trường hợp nghi ngờ tắc nghẽn đường thở dưới, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng. Người bệnh cần trình bày rõ triệu chứng gặp phải, tần suất xuất hiện triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh… để hỗ trợ đưa ra đánh giá ban đầu.
3. Chụp CT phổi
Chụp CT phổi giúp phát hiện tình trạng u phổi, dị vật đường thở, nhiễm trùng phổi, phổi ứ dịch… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định chụp CT đầu, cổ hoặc ngực để xác định các nguyên nhân gây tắc nghẽn khác như viêm nắp thanh quản, nhiễm trùng…
4. Đo chức năng hô hấp
Đo chức năng hô hấp là phương pháp sử dụng máy đo các dòng khí khi hít vào, thở ra, tính toán được các chỉ số chức năng phổi quan trọng. Thông qua đó, bác sĩ có thể xác định chính xác lưu lượng không khí lưu thông trong phổi, phế quản, đồng thời đánh giá mức độ tắc nghẽn phế quản, tình trạng đáp ứng với thuốc dãn phế quản…
5. Nội soi phế quản
Bác sĩ đưa ống soi phế quản qua miệng hoặc mũi để quan sát tình trạng niêm mạc phế quản, cấu trúc phế quản ví dụ như mắc kẹt dị vật trong phổi. Thông qua quá trình này, bác sĩ cũng có thể thu thập mẫu chất nhầy gọi là dịch rửa phế quản và gửi đi nuôi cấy để xác định nguyên nhân nhiễm trùng hay lao. Ngoài ra, nội soi phế quản cũng có thể được sử dụng để loại bỏ nút nhầy ở những trường hợp mắc các bệnh phổi mạn tính như khí phế thũng và xơ nang.
6. Nội soi thanh quản
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu soi thanh quản để xác định nguyên nhân gây tắc nghẽn hô hấp dưới. Phương pháp này là một thủ thuật y tế đơn giản, ít xâm lấn và diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ mất tầm 5 – 20 phút/lần.
Cách điều trị tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Các phương pháp thường được chỉ định trong điều trị tắc nghẽn hô hấp dưới bao gồm:
1. Liệu pháp oxy
Liệu pháp oxy là nền tảng trong điều trị các tình trạng tắc nghẽn đường thở và một số bệnh lý hô hấp khác. Trong đó, cung cấp oxy qua ống thông mũi lưu lượng cao (High-flow nasal oxygen – HFNC) được sử dụng phổ biến. Phương pháp này giúp làm thông thoáng đường thở bằng cách dùng áp suất dương mức thấp, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng oxy hóa và giảm công thở.
2. Dùng thuốc
Các loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng trong điều trị tắc nghẽn đường hô hấp dưới bao gồm:
Liệu pháp steroid: Steroid được dùng trong tình trạng có viêm hoặc phù nề liên quan đến tắc nghẽn, có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm thanh khí quản cấp ở trẻ em, giảm phù thanh quản và thở rít sau khi rút nội khí quản. Liều lượng và đường dùng steroid được bác sĩ chỉ định tùy theo từng trường hợp.
Epinephrine dạng khí dung: Epinephrine là thuốc co mạch, có tác dụng làm giảm tiếng rít do các nguyên nhân tắc nghẽn đường hô hấp khác nhau. Ở người lớn, liều lượng được khuyến cáo là từ 1 đến 5 mg epinephrine dạng khí dung 1:1000 trong oxy.
- Phẫu thuật
Nếu tất cả các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, ở giai đoạn muộn, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật mở rộng khí quản để hỗ trợ thở dễ dàng hơn. Trong quá trình thực hiện, một mảnh sụn nhỏ (mô liên kết có ở nhiều vùng trên cơ thể) được đưa vào phần khí quản bị hẹp để mở rộng vị trí này. Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật thông qua một trong các phương pháp: không xâm lấn (không rạch, vết chọc nhỏ, gây mê nhẹ đến trung bình) hoặc xâm lấn tối thiểu (rạch nhỏ dài 5-7cm/gây mê toàn thân). (2) - Thở máy không xâm nhập hỗ trợ hô hấp
Ở giai đoạn muộn của bệnh COPD có thể phải hỗ trợ công hô hấp cho bệnh nhân bằng máy thở không xâm nhập. Thở máy không xâm nhập thường chỉ định cho bệnh nhân có tình trạng suy hô hấp mạn có tăng thán khí.
Can thiệp điều trị tắc nghẽn đường hô hấp dưới kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng tắc nghẽn đường thở dưới
Tắc nghẽn đường thở dưới là tình trạng nguy hiểm, cần can thiệp điều trị sớm để tránh diễn tiến nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Một số biến chứng có thể xảy ra đối với bệnh lý này gồm: (3)
Suy hô hấp mạn.
Tâm phế mạn.
Tăng áp phổi thứ phát.
Loạn nhịp tim.
Tim ngừng đập.
Tử vong khi không cấp cứu kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa tắc nghẽn đường hô hấp dưới
Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở dưới chủ yếu do các bệnh lý như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Do đó, biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất là đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi và kiểm soát diễn tiến bệnh, tránh gây ra tình trạng tắc nghẽn. Ngoài ra, một số biện pháp liên quan đến chế độ sinh hoạt, ăn uống, thói quen hàng ngày cũng cần cân nhắc như: (4)
Tránh uống nhiều rượu trước khi ăn.
Ăn từng miếng nhỏ.
Ăn chậm nhai kỹ.
Giám sát trẻ nhỏ khi ăn.
Hạn chế cho trẻ em ăn các loại thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ cao gây tắc nghẽn đường hô hấp như xúc xích, nho, bỏng ngô…
Nhai kỹ trước khi nuốt.
Để các vật nhỏ tránh xa tầm tay trẻ em.
Tránh hút thuốc.
Địa chỉ điều trị tắc nghẽn đường hô hấp dưới đáng tin cậy
Khoa Hô Hấp thuộc Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 là địa chỉ uy tín, chuyên thăm khám, chẩn đoán, điều trị các bệnh lý hô hấp nói chung và tắc nghẽn đường hô hấp dưới nói riêng. Bệnh viện quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu, giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, chăm sóc và điều trị tận tình.
Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị đầy đủ các hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại hàng đầu, hỗ trợ quá trình chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả như: hệ thống chụp X-quang treo trần DigiRAD-FP, hệ thống chụp CT 765 lát cắt, CT 1975 lát cắt, máy đo đa ký hô hấp NOX A1, máy đo chức năng hô hấp KoKo 1000, T3S, hệ thống máy xét nghiệm tổng quát, xét nghiệm máu hiện đại…
Thông qua quá trình thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tắc nghẽn đường hô hấp và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả, từ đó giúp kiểm soát sớm biến chứng có thể gặp phải.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là bài viết tổng hợp các thông tin cơ bản về tắc nghẽn đường hô hấp dưới, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Hy vọng thông qua những thông tin này, người bệnh có thêm nhiều cập nhật hữu ích để biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe hô hấp, đồng thời chủ động đi thăm khám, điều trị sớm để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Nguyên nhân và điều trị Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Nguyên nhân và điều trị
Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.