Mẹ ơi, đừng bỏ qua! Bí quyết vệ sinh mắt cho bé sơ sinh sạch sẽ và an toàn!

Mẹ ơi, đừng bỏ qua! Bí quyết vệ sinh mắt cho bé sơ sinh sạch sẽ và an toàn!

Rời khỏi chốn bình yên trong bụng mẹ, hành trình khám phá thế giới của bé sơ sinh bắt đầu. Đây là giai đoạn bé dễ bị tổn thương, đặc biệt là những vấn đề về hô hấp và mắt. Vậy làm thế nào để vệ sinh mắt cho bé đúng cách, đảm bảo an toàn và sạch sẽ? Đừng lo lắng, bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quý giá từ chuyên gia giúp mẹ chăm sóc đôi mắt bé yêu một cách tốt nhất!

Theo bác sĩ Đỗ Phương Nga, Trung Tâm… (tiếp tục nội dung bài báo ở đây)

#vesinhmatbesosinh #chamsocbesosinh #suckhoematsosinh #mevabe #kinhnghiemmebầu #mebauxemngay #antoanbesosinh #bietkithuongthuc #chamsocbesosinhhieuqua #suckhoebeyeu

Rời khỏi môi trường ấm áp trong bụng mẹ, em bé sơ sinh bắt đầu cuộc sống độc lập bên ngoài cơ thể mẹ. Trẻ phải tập làm quen với môi trường mới và đối mặt với nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là những bệnh lý về đường hô hấp và bệnh lý về mắt. Tuy nhiên không phải bà mẹ nào cũng biết cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh.

Theo bác sĩ Đỗ Phương Nga, Trung tâm Sơ sinh, BVĐK Tâm Anh cho biết “Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non nớt và dễ bị tấn công bởi virus, vi khuẩn gây bệnh, trong đó có nhiều bệnh lý liên quan đến mắt. Vì vậy việc vệ sinh mắt an toàn, đúng cách là điều hết sức cần thiết.”
Một số bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sơ sinh
Đôi mắt của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc một cách dịu dàng và cẩn thận. Điều quan trọng là cần chú ý đến bất kỳ các dấu hiệu về vấn đề về mắt của bé. Có nhiều bệnh lý về mắt ở trẻ sơ sinh có thể gây ảnh hưởng đến mắt và tạo ra các vấn đề về thị lực nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh lý thị lực phổ biến ở trẻ sơ sinh: (1)
1. Nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh
Bệnh có thể được gây ra bởi ba tác nhân chính, đó là Neisseria gonorrhoeae (vi trùng gây ra bệnh lậu), Chlamydia trachomatis (trùng roi), và Staphylococcus aureus.
Trong quá trình sinh thường, trẻ sơ sinh có thể bị lây nhiễm bởi cả ba tác nhân này thông qua đường sinh dục của mẹ. Ngoài ra, việc lây nhiễm từ người chăm sóc cũng có thể xảy ra, đặc biệt là với tác nhân Staphylococcus aureus. Để ngăn chặn và điều trị nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh, việc theo dõi và chăm sóc sức khỏe mắt là quan trọng, đặc biệt là trong những ngày đầu đời.
Nhiễm khuẩn lậu cầu neisseria gonorrhoea ở trẻ sơ sinh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về thị lực, đặc biệt khi không được điều trị kịp thời. Tình trạng nặng nhất có thể gây mù lòa.
Chlamydia là một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm khuẩn mắt ở trẻ sơ sinh, có thể ảnh hưởng đến thị lực và dẫn đến suy giảm thị lực. Tuy nhiên, ít khi bệnh này gây mù lòa.
2. Tắc lệ đạo
Đây là bệnh lý về mắt mà nhiều trẻ sơ sinh mắc phải, biểu hiện của bệnh là tình trạng mắt trẻ lúc nào cũng ướt như vừa khóc, có nhiều gỉ mắt, viêm kết mạc kéo dài, tái đi tái lại do tình trạng tắc nghẽn sự lưu thông nước mắt trong hệ thống ống nối giữa mắt xuống mũi
3. Đục thủy tinh thể
Cứ ngỡ đây là căn bệnh chỉ mắc ở người già nhưng thực tế trẻ sơ sinh cũng là đối tượng dễ bị mắc đục thủy tinh thể. Một số nguyên nhân gây ra bệnh lý này ở trẻ sơ sinh là do rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, di truyền hoặc do một số bệnh lý toàn thân kết hợp khác.
Bên cạnh việc nắm rõ cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cũng như những bệnh lý có thể ảnh hưởng thị lực của trẻ là “chìa khóa vàng” để giữ cho đôi mắt của bé khỏe mạnh.
Vì sao nên vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh?
Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh. Mắt của trẻ sơ sinh bộ phận mỏng manh và nhạy cảm, rất cần sự chăm sóc và vệ sinh đặc biệt. Việc tuân theo các hướng dẫn cơ bản về chăm sóc và vệ sinh từ khi bé còn nhỏ là rất quan trọng. (2)
Thị giác là một trong 5 giác quan quan trọng nhất của con người vì vậy việc chăm sóc đôi mắt bất kỳ thời điểm nào từ khi sinh ra cho đến trưởng thành và về già cũng cần được quan tâm đặc biệt. Ngay cả khi không có bệnh hoặc vấn đề về mắt nào được chẩn đoán, phụ huynh vẫn cần tuân thủ theo các hướng dẫn về chăm sóc cho bé sơ sinh để bảo vệ đôi mắt khỏe cũng như ngăn ngừa các vấn đề về mắt trong tương lai.
Thị giác sẽ bắt đầu phát triển từ khi em bé được sinh ra và liên tục phát triển khi bé đến 6-7 tuổi. Trong ba năm đầu đời, thị lực của trẻ phát triển mạnh mẽ, chiếm khoảng 50%. Tuy nhiên, cho đến khi trẻ lên năm tuổi, thị lực mới hoàn thiện đạt được mức độ tương đương với thị lực của người lớn. Vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe mắt, đặc biệt là trong những năm tháng đầu đời rất quan trọng.
Hướng dẫn cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh
Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh cần được thực hiện một cách cẩn thận, các dụng cụ, khăn, bông cần được chuẩn bị kỹ, đảm bảo sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn cho mắt.
1. Các bước vệ sinh mắt cho bé sơ sinh
Để vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể tiến hành theo các bước sau: (3)

Bước 1: Nên chuẩn bị sẵn các dụng cụ sử dụng để vệ sinh mắt bao gồm: gạc vô khuẩn, khăn mềm, nước muối sinh lý chuyên sử dụng trong rửa mắt.
Bước 2: Phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt cho trẻ.
Bước 3: Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang 1 bên. Tách nhẹ 2 mi mắt ( bên nằm nghiêng) của trẻ, nhỏ nước muối cho chảy thành dòng từ gốc mắt ra ngoài.
Bước 4: Dùng nước muối sinh lý thấm ướt miếng gạc vô trùng, sau đó lau nhẹ nhàng từ chiều từ gốc mắt đến cuối đuôi mắt.
Bước 5: Nghiêng đầu trẻ sang bên còn lại và tiến hành rửa mắt còn lại như trên.

Lưu ý: Khi vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh, phụ huynh không tì mạnh gây đau, tổn thương cho trẻ. Nếu có gỉ mắt nên dùng gạc nhẹ nhàng lấy ra. Sử dụng gạc mới khi vệ sinh mỗi mắt để tránh việc nhiễm trùng từ mắt này sang mắt kia.
Dùng gạc vô khuẩn nhẹ nhàng vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh.
2. Lưu ý khi vệ sinh mắt cho bé sơ sinh
Mắt là giác quan quan trọng, đặc biệt với mắt của trẻ sơ sinh thường nhạy cảm hơn bình thường. Vì vậy khi vệ sinh mắt cho bé sơ sinh, phụ huynh cần lưu ý nên vệ sinh mắt cho trẻ 3 lần một ngày. Buổi sáng sau khi trẻ thức dậy, sau khi tắm vào buổi trưa, và trước khi bé đi ngủ vào buổi tối là những thời điểm quan trọng để rửa mặt cho bé.
Hoặc bất cứ khi nào mắt trẻ xuất hiện nhiều gỉ mắt. Đồng thời, phụ huynh nên nhớ sử dụng khăn mềm và nước ấm khi rửa mặt cho bé, giúp bảo vệ làn da nhạy cảm của trẻ khỏi tác động có thể gây kích ứng.
Bên cạnh đó, phụ huynh nên sử dụng khăn riêng cho bé, sau khi sử dụng cần được giặt sạch, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời và thay khăn định kỳ, sử dụng riêng khăn mặt và khăn dùng để lau người.
Các cách bảo vệ mắt cho bé sơ sinh an toàn
Bên cạnh cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh thì việc bảo vệ mắt cho trẻ cũng là điều mà các bậc phụ huynh cần chú ý. Đôi mắt của trẻ sơ sinh rất mong manh, yếu ớt vì vậy, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề sau để việc chăm sóc mắt bé được tốt nhất.

Cho trẻ đi khám định kỳ: Việc thăm khám định kỳ, kiểm tra tình trạng mắt là điều cần thiết để có thể phát hiện sớm những bệnh lý về mắt có thể gặp phải ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ có những khuyến nghị về việc ăn uống, ngủ nghỉ của bé để bảo vệ mắt của trẻ.
Hạn chế ánh sáng phòng ngủ: Môi trường quá sáng có thể kích thích hoạt động của mắt bé, làm đồng tử co giãn và mắt không được nghỉ ngơi khi ngủ. Phòng ngủ có ánh sáng khiến chất lượng giấc ngủ của bé không được đảm bảo, đôi mắt không được thư giãn. Vì vậy, vào thời điểm bé ngủ ban ngày, ba mẹ nên cho bé ngủ trong phòng được kém rèm chắn sáng, sử dụng các loại đèn ngủ có ánh sáng nhẹ dịu và không gây kích ứng đến mắt của bé,
Cẩn thận viêm kết mạc: Em bé sơ sinh khi vừa chào đời thường bị o ép trong âm đạo, tiếp xúc nhiều với nước ối khiến mắt bé bị sưng và chảy nước. Trong 1-2 ngày đầu sau sinh, bé có thể bị đổ ghèn vàng ở mắt, khó mở mắt và mẹ gặp khó khăn trong việc tách hai hàng mi để bé mở mắt.

Tuy nhiên theo các bác sĩ, với trường hợp này mẹ đừng quá lo lắng vì có thể đây là biểu hiện của phản ứng xảy ra khi mắt bé bị dịch ối chảy vào. Phụ huynh có thể vệ sinh như bình thường, sau 1-2 ngày hiện tượng này sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu tình trạng này có dấu hiệu không thuyên giảm, nhiều dịch mủ, gỉ vàng/xanh, phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám vì có thể bé đã bị viêm kết mạc.
Nếu bé có tình trạng đổ ghèn vàng kéo dài trên 1 tuần, mẹ cần đưa bé đi khám để được chẩn đoán tình trạng và có phương án điều trị.
Một số biện pháp phòng tránh các bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh
Ngoài cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để bảo vệ mắt cho bé, giúp phát triển thị lực và phòng tránh các bệnh lý về mặt cho trẻ như: (4)

Khi trẻ sơ sinh tiếp xúc với môi trường bên ngoài như đi thăm khám, tiêm ngừa,… cha mẹ nên bảo vệ mắt bé bằng kính ngăn giọt bắn, chống bụi bẩn, khói, hoặc các tác nhân có thể ảnh hưởng đến thị lực của mặt.
Bé cần bú đủ, ngủ đủ giấc.
Tránh cho bé tiếp xúc với người đang có bệnh lý về mắt.
Ánh sáng tự nhiên rất quan trọng cho sự phát triển thị giác của trẻ, giảm nguy cơ mắc các tật về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị,… Ánh sáng tự nhiên và môi trường thông thoáng giúp bé vui vẻ và khỏe mạnh hơn.
Cho bé xem những đồ vật có màu sắc có đèn và có hình dạng đa dạng để phát triển thị lực. Trong quá trình chơi cùng bé, phụ huynh có thể di chuyển đồ vật xung quanh, thay đổi vị trí đồ vật để kích thích khả năng tập trung của mắt bé.
Thường xuyên thay đổi vị trí của cũi giúp tránh tình trạng bé luôn nhìn vào cùng một hướng. Việc này sẽ tạo cơ hội cho bé khám phá và vui thú khi được quan sát môi trường xung quanh từ các góc nhìn khác nhau.
Khi bé lớn hơn một chút, ba mẹ có thể cùng bé chơi những trò chơi sử dụng bóng để có sự phối hợp giữa tay và mắt cũng như tăng phản xạ cho bé.
Việc trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời hoặc thậm chí cho đến khi lên ba tuổi sẽ hơi lác mắt khi mệt mỏi là điều bình thường.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên đến gặp bác sĩ nhãn khoa mỗi năm một lần để kiểm tra, nhưng nếu bạn nghi ngờ có vấn đề gì đó thì nên đi khám càng sớm càng tốt

Trung tâm Sơ sinh Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ các bác sĩ nhi giàu kinh nghiệm và luôn đặt y đức lên hàng đầu, cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị tân tiến, hiện đại, hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tiêu chuẩn quốc tế giúp phụ huynh an tâm và bé yêu được đảm bảo điều kiện an toàn cao nhất.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Chủ động trong việc bảo vệ mắt của trẻ cũng như nắm vững cách vệ sinh mắt trẻ sơ sinh sẽ giúp con có đôi mắt khỏe mạnh, là hành trang tốt nhất để làm quen với mọi thứ xung quanh. Khi trẻ có những dấu hiệu như đau mắt, mắt đổ ghèn nhiều, đỏ mắt,… phụ huynh không tự ý sử dụng các thuốc nhỏ mắt mà nên đưa bé đến bệnh viện có chuyên khoa sơ sinh để bé được thăm khám và điều trị.

Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh sạch và an toàn mẹ cần xem ngay Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Cách vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh sạch và an toàn mẹ cần xem ngay


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc