Não úng thủy ở trẻ sơ sinh: Nguy hiểm rình rập, cha mẹ cần biết!

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh: Nguy hiểm rình rập, cha mẹ cần biết!

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khó chẩn đoán và điều trị. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ngay cả khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con yêu.

Nguyên nhân gây não úng thủy ở trẻ sơ sinh:

Não úng thủy xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa sản xuất và hấp thu dịch não tủy (CSF). Một số nguyên nhân chính bao gồm:

  • Bất thường bẩm sinh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, liên quan đến các vấn đề phát triển trong giai đoạn bào thai, như dị tật ống thần kinh, hẹp ống dẫn nước não tủy…
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng màng não (viêm màng não), nhiễm trùng não bộ có thể gây ra viêm và tắc nghẽn dòng chảy CSF.
  • Chấn thương: Chấn thương đầu nghiêm trọng có thể gây tổn thương não và dẫn đến não úng thủy.
  • U não: U não chèn ép đường dẫn CSF cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn.
  • Xuất huyết não: Xuất huyết trong não gây ra sự tích tụ máu, làm tắc nghẽn dòng chảy CSF.

Dấu hiệu nhận biết não úng thủy ở trẻ sơ sinh:

Phát hiện sớm là chìa khóa quan trọng trong điều trị não úng thủy. Cha mẹ cần chú ý đến các dấu hiệu sau:

  • Đầu quá to: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất, vòng đầu của bé tăng nhanh bất thường so với tốc độ tăng trưởng bình thường.
  • Mắt trợn ngược: Do áp lực lên não, mắt của bé có thể bị đẩy lên trên.
  • Nôn trớ thường xuyên: Áp lực lên não gây khó chịu, khiến bé nôn trớ nhiều.
  • Lờ đờ, ngủ li bì: Trẻ trở nên ít hoạt động, phản xạ chậm chạp.
  • Co giật: Trong một số trường hợp, não úng thủy có thể gây ra co giật.
  • Khó bú: Bé khó khăn trong việc bú sữa, có thể do áp lực lên não ảnh hưởng đến khả năng bú.

Cách điều trị não úng thủy ở trẻ sơ sinh:

Điều trị não úng thủy phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị thông thường bao gồm:

  • Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu não thất: Đây là phương pháp phổ biến nhất, giúp dẫn lưu dịch não tủy dư thừa ra khỏi não.
  • Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để giảm sản xuất dịch não tủy hoặc cải thiện hấp thu dịch.
  • Điều trị nguyên nhân gốc: Nếu nguyên nhân gây não úng thủy là do nhiễm trùng, u não… thì cần phải điều trị nguyên nhân gốc đó.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

#nãoúngthủy #trẻsơsinh #nguyhiểm #phát_hiện_sớm #điềuchị #sứckhỏetrẻem #cha_mẹ_cần_biết #dịchnão #dấu_hiệu_nhận_biết #nguyênhân #phẫuthuật #sức_khỏe_bé_yêu

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là một trong những căn bệnh nguy hiểm, khó chẩn đoán và khó điều trị. Bệnh có thể phát triển trong bất kỳ thời điểm nào, thậm chí là khi bé còn nằm trong bụng mẹ. 

Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là gì?
Não úng thủy ở trẻ sơ sinh là tình trạng dịch não tủy (CSF) dư thừa quá mức, gây áp lực lên não, khiến não và sọ bị phình to lên. Đây là một loại chất lỏng trong suốt, được tiết ra từ các đám rối màng đệm trong hệ thống não thất. Dịch não tủy sẽ di chuyển từ não thất đến các bộ phận của hệ thần kinh, bao bọc xung quanh não và tủy sống, đóng vai trò cung cấp dưỡng chất cho não, điều chỉnh áp suất trong não và bảo vệ hệ thần kinh trung ương khỏi các tác động vật lý. (1)

Dịch não tủy bị ứ đọng trong tâm thất, gây áp lực lên não

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị não úng thủy
Nguyên nhân gây não úng thủy ở trẻ sơ sinh được xác định dựa vào thời điểm phát bệnh.
1. Não úng thủy bẩm sinh
Não úng thủy bẩm sinh là tình trạng bé mắc bệnh ngay từ khi còn là một bào thai. Trong một số trường hợp, trẻ khi mới chào đời sẽ không có dấu hiệu não úng thủy. Bệnh sẽ phát triển sau đó một thời gian, thậm chí là khi trẻ trưởng thành. Tuy nhiên các trường hợp này vẫn được xem là não úng thủy bẩm sinh.
Não úng thủy bẩm sinh có thể do sự bất thường của di truyền hoặc do sự tương tác phức tạp của các yếu tố di truyền và môi trường trong quá trình hình thành và phát triển của thai nhi gây ra.
Một số nguyên nhân cụ thể như:

Giãn não thất (Ventriculomegaly): Đây là một trong những dị tật thai nhi khiến não thất có kích thước lớn hơn bình thường. Điều này dẫn đến sự rối loạn dòng chảy của dịch não tủy, gây não úng thủy.
Hẹp cống não: Đây là hiện tượng các ống thông giữa các phần của não thất bị hẹp gây cản trở dòng chảy của dịch não tủy dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch não tủy.
Nang màng nhện: Màng nhện là một lớp màng bao phủ toàn bộ bề mặt não, gồm nhiều túi nang chứa dịch não tủy. Các túi nang này còn được gọi là nang màng nhện và chúng được liên kết với não thất. Khi nang màng nhện phát triển bất thường sẽ gây ra sự thay đổi áp lực của dịch não tủy.
Nứt đốt sống: Đây là một trong những dị tật bẩm sinh liên quan đến ống thần kinh. Nứt đốt sống là hiện tượng gai xương hay cột sống của trẻ bị hở bẩm sinh khiến tủy sống và các phần còn lại của hệ thần kinh phát triển bất thường, trong đó có não úng thủy.
Mẹ bị nhiễm trùng trong thời gian mang thai: Nếu mẹ bị nhiễm trùng nghiêm trọng trong thời gian mang thai, đặc biệt là mắc các bệnh như sởi, rubella, quai bị… thì trẻ sinh ra có nguy cơ mắc não úng thủy cao.

Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM phẫu thuật thành công cho bệnh nhi sinh cực non bị não úng thủy bẩm sinh, kèm đa biến chứng nguy hiểm.

  1. Não úng thủy sau sinh (não úng thủy mắc phải)
    Não úng thủy sau sinh xuất hiện ở trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng sau một thời gian, trẻ gặp các chấn thương hoặc bị nhiễm trùng dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch não tủy (não úng thủy). Cụ thể như:

Xuất huyết não thất: Đây là hiện tượng chảy máu trong não khiến máu chảy vào não thất, hòa trộn với dịch nào thủy, từ đó, làm tăng áp suất dịch não tủy. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ sinh non, hiếm khi xuất hiện ở trẻ đủ tháng.
Chấn thương đầu: Các chấn thương vùng đầu có thể gây xuất huyết não thất, phù nề nhu mô dẫn đến chứng tràn dịch não.
Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng hệ thần kinh như nhiễm trùng màng não, viêm các đám rối mạch là nguyên nhân gây bít tắc các nút mạch, giảm khả năng hấp thu dịch não tủy và làm tăng tiết dịch não tủy.
Hấp thu dịch não tủy kém: Các khuyết tật, chấn thương trong não thất khiến dòng không thể hấp thu dịch não tủy, dẫn đến tình trạng ứ đọng dịch não tủy.
Hấp thu dịch não tủy kém: Dịch não tủy chảy qua các tâm thất trái nhưng dòng máu không thể hấp thu lượng dịch dư thừa do các khuyết tật trong não thất.

Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM cũng đã cứu sống bé bị não úng thủy mắc phải, viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết, nhiễm nấm do biến chứng sinh non ở tuần 27.

Dấu hiệu não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị não úng thủy:

Đầu trẻ sưng to bất thường: Đây là thường dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất. Kích thước đầu của trẻ to lên một cách bất thường gây mất cân bằng với kích thước cơ thể.
Thóp đầu (trước, sau) căng phồng và có thể cảm thấy căng mềm khi sờ vào.
Da đầu trở nên mỏng và sáng bóng, tĩnh mạch nổi rõ.
Tách xương sọ: Những đường nối xương sọ nằm bên dưới da xuất hiện các vết nứt, xương sọ tách rời nhau.
Mắt bé nhìn lệch xuống: Mắt bé luôn nhìn xuống, gặp khó khăn khi di chuyển mắt nhiều, thậm chí là bé không thể đưa mắt nhiên trên.
Chán ăn, bỏ bú, buồn nôn, nôn.
Khó chịu, dễ bị kích động, động kinh.
Mệt mỏi, đau đầu.
Thị lực kém.
Trẻ khó giữ thăng bằng.
Tay chân kém linh hoạt.
Chậm phát triển trong nhiều lĩnh vực như: nói chuyện, đi lại, khả năng phối hợp,…
Khó tập trung, khả năng ghi nhớ kém.
Thường xuyên buồn ngủ, ngủ sâu, khó đánh thức…

Cách chẩn đoán não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc bị nghi ngờ mắc não úng thủy, bác sĩ sẽ kiểm tra não và chẩn đoán bệnh thông qua các phương pháp sau: (2)

Kiểm tra sức khỏe lâm sàng: Bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bất thường của bé, kiểm tra kích thước đầu của trẻ và kiểm tra xem có sự tăng trưởng bất thường ở vùng đầu hay không, mắt của bé có nhìn lệch xuống hay gặp khó khăn khi di chuyển không.
Siêu âm: Thông qua hình ảnh được tạo từ các sóng siêu âm, bác sĩ sẽ quan sát vùng não để kiểm tra xem dịch não tủy có tích tụ hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT), sử dụng nhiều hình ảnh X-quang để tạo ra hình ảnh ba chiều của não nhằm xác định chính xác vị trí não úng thủy. Đây là một thủ thuật khá phức tạp, bác sĩ sẽ truyền các chùm tia X-quang vùng đầu của trẻ để thu được hình ảnh của các cấu trúc bên trong não. Quá trình này thường yêu cầu phải nằm yên trong khoảng 20 phút. Do đó, bác sĩ có thể cho bé sử dụng thuốc an thần trước khi thực hiện phương pháp kiểm tra này.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây cũng là một phương pháp tạo ra hình ảnh ba chiều, cho thấy chính xác mọi bộ phận của não. Tuy nhiên, MRI là xét nghiệm sử dụng từ trường và sóng vô tuyến và không sử dụng tia X hay bức xạ. Quá trình chụp MRI không gây đau, không có tác dụng phụ. Hiện nay có 2 loại MRT:

MRI não nhanh (Single Shot Fast Spin Echo): Quá trình thực hiện chỉ mất khoảng 3 phút, thường được dùng để đánh giá chính xác kích thước của não. Trẻ không cần dùng đến thuốc an thần khi kiểm tra.
MRI toàn bộ: Quá trình thực hiện dao động khoảng 30 đến 60 phút. Trẻ có thể được chỉ định dùng thuốc an thần khi kiểm tra để giảm thiểu các chuyển động, cho ra hình ảnh chính xác và rõ nét nhất có thể.

Sau khi có kết quả chính xác về tình trạng não úng thủy ở trẻ sơ sinh, các bác sĩ (bao gồm bác sĩ chăm sóc chính cho bé, bác sĩ thần kinh và bác sĩ phẫu thuật) sẽ thảo luận và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất cho bé.
Điều trị não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Hiện nay, các trường hợp trẻ sơ sinh bị não úng thủy vẫn chưa có thuốc đặc trị, phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Tùy thuộc vào độ tuổi, nguyên nhân và tình trạng sức khỏe của trẻ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số loại phẫu thuật sau:
1. Phẫu thuật cấy ống shunt não thất (VP):
Đây là phương pháp điều trị phổ biến nhất cho trẻ sơ sinh bị não úng thủy.
Bác sĩ sẽ dùng một ống shunt dài, có hình dạng giống như ống thông, bằng silicon đặt vào bên trong não, từ não thất đến khoang phúc mạc, không gian bên trong bụng nơi có dạ dày và ruột. Kích thước của ống shunts cần được thay đổi theo kích thước của bé.
Thông qua ống shunt, dịch não tủy bị ứ đọng sẽ được di chuyển ra khỏi não đến khoang phúc mạc, được hấp thụ vào máu. Bác sĩ sẽ gắn 1 chiếc van gần não thất để điều khiển dòng chảy, áp lực của dịch não tủy khi thoát ra khỏi não thất và ngăn ngừa hiện tượng dòng chảy ngược của dịch não tủy khi bệnh nhân chuyển động hay thay đổi vị trí.
Trong một số trường hợp, ống bị nhiễm trùng, hay các chức năng của ống không hoạt động hiệu quả, bác sĩ sẽ yêu cầu bé thực hiện phẫu thuật để thay thế ống shunts.

Trẻ bị não úng thủy thường được điều trị bằng phương pháp cấy ống shunt não thất (VP).

  1. Nội soi cắt não thất 3 (ETV):
    Đây là một phương pháp điều trị ít gây đau đớn cho bé nhưng không mang lại hiệu quả cao khi điều trị cho trẻ sơ sinh, mà thường được sử dụng cho trẻ trên 2 tuổi.
    Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch 1 đường ở đáy não thất và chèn máy dò để kiểm tra bên trong hệ thống não thất. Sau khi ống nội soi đi xuống tâm thất thứ ba, bác sĩ tạo ra 1 lỗ nhỏ trên màng sàn trên của tâm thất này. Đây là con đường mới cho dòng chảy dịch não tủy, giúp dịch não tủy dư thừa thoát ra khỏi não và được hấp thụ vào máu.
  2. Nội soi ETV kết hợp CPC:
    Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi và yêu cầu bác sĩ phẫu thuật có kỹ thuật, chuyên môn và kinh nghiệm cao. Khi thực hiện phương pháp này, bác sĩ vẫn sẽ tạo một con đường để dịch não tủy thoát ra khỏi não như trong phương pháp nội soi ETV.
    Điểm khác biệt với phẫu thuật nội soi ETV thông thường là bác sĩ sẽ dùng một thiết bị để đốt hoặc làm chết mô đám rối màng mạch (nguồn sản xuất dịch não tủy) nhằm giảm lượng chất lỏng đưa vào não thất.
    Sau khi phẫu thuật, bé cần được hỗ trợ thực hiệnc ác liệu pháp để cải thiện tốc độ phát triển, giúp bé nhanh hồi phục như:

Thường xuyên đưa bé đến tái khám để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé;
Tập vật lý trị liệu;
Thực hiện các liệu pháp vận động nhẹ nhàng danh d trẻ não úng thủy;
Thực hiện đầy đủ và đúng theo các chỉ dẫn của bác sĩ;
Tham gia các chương trình can thiệp sớm để cải thiện sức khỏe cho bé…

Các biến chứng não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị não úng thủy cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, khó điều trị và có thể gây ảnh hưởng đến cả cuộc đời của bé như:

Động kinh;
Suy giảm thị lực;
Bại não;
Nứt đốt sống;
Dị dạng Chiari;
Chậm phát triển;
Gặp khó khăn khi nói, nhai, nuốt…

Ngoài ra, khi trẻ đã được điều trị, trẻ vẫn có thể gặp các biến chứng có liên quan đến các phương pháp điều trị, đe dọa sức khỏe của bé như nhiễm trùng, tổn thương não, thậm chí là tử vong.
Cách phòng tránh não úng thủy ở trẻ sơ sinh
Với các kỹ thuật tầm soát dị tật thai nhi từ khi còn ở trong bụng mẹ, bệnh não úng thủy có thể được phát hiện ngay từ khi bé chưa chào đời nhưng hiện nay vẫn chưa có phương pháp hiệu quả để phòng tránh tình trạng này. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một số phương pháp sau để giảm thiểu các rủi ro làm tăng nguy cơ gây ứ đọng dịch não tủy cho bé như:
1. Theo dõi thai nhi định kỳ
Khi mang thai, mẹ nên thăm khám thai định kỳ đầy đủ và đúng hẹn để theo dõi tình trạng phát triển của bé. Điều này sẽ giúp bác sĩ phát hiện sớm các bất thường nếu có, từ đó, có phương pháp điều trị sớm, tăng cơ hội sống cho bé.
2. Tiêm phòng trong thai kỳ
Khi mang thai, mẹ bầu có thể cần tiêm một số loại vacxin cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé, giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng thai kỳ và giảm các nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại vacxin cần tiêm hoặc đang có dự định tiêm.
3. Tiêm phòng cho bé
Trẻ sơ sinh – đặc biệt là trẻ sinh non và cực non thường có sức khỏe và hệ miễn dịch yếu, nên dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, virus gây ra, trong đó có các bệnh nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến não. Phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ và thực hiện theo các chỉ định tiêm phòng cho bé.
4. Chọn đơn vị Sơ sinh có hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tốt
Não úng thủy do biến chứng sinh non có thể gặp khi điều kiện chăm sóc sau sinh không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn. Do đó, phụ huynh nên chọn đơn vị Sơ sinh có hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn tốt, tránh tình trạng nhiễm trùng ở trẻ.
5. Bảo vệ đầu cho bé
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị não úng thủy là các chấn thương vùng đầu. Chính vì vậy, bố mẹ cần loại bỏ các vật thể không an toàn, có thể gây chấn thương cho trẻ khi chúng đang vui chơi, tập đi, tập bò,… Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần chú ý đến các hoạt động của bé, tránh để bé bị té, ngã gây ra những chấn thương không mong muốn.

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

Bệnh não úng thủy ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài suốt đời. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm và điều trị hiệu quả sẽ giúp trẻ tránh được những biến chứng nguy hiểm, có thể phát triển và sinh hoạt bình thường, ít hạn chế. Do đó, bố mẹ cần cho bé đi khám sức khỏe định kỳ, chăm sóc trẻ cẩn thận và chú ý đến các biểu hiện bất thường của bé để theo dõi và bảo vệ sức khỏe của bé.

Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc