Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị của một bệnh phẩm nay #Nguyên_nhân_dẫn_đến_bệnh #Dấu_hiệu_nhận_biết #Chẩn_đoán_đúng_bệnh #Điều_trị_hiệu_quả

Suy tim thai là hiện tượng ngoài ý muốn trong quá trình mang thai. Một số trường hợp suy tim thai nghiêm trọng dẫn đến tử vong thai nhi. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp chẩn đoán, điều trị hiệu quả suy tim thai.

Suy tim thai là gì?

Suy tim thai là gì?

Suy tim thai nhi (FHF) là tình trạng tim thai nhi không đủ khả năng cung cấp lưu lượng máu cần thiết để tưới máu mô ở nhiều cơ quan, đặc biệt là não, tim, gan và thận. Suy tim thai xảy ra khi tim không bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của thai nhi. Tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện, theo dõi và điều trị kịp thời có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi, thậm chí lưu thai.

Suy tim thai là một trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong thai nhi nếu không được điều trị sớm
Suy tim thai là một trường hợp nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong thai nhi nếu không được điều trị sớm

Dấu hiệu suy tim thai

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng tim, các dấu hiệu ban đầu của suy tim thai thường bao gồm:

  • Kích thước tim to hơn.
  • Tim co bóp kém.
  • Lưu lượng tim thấp.
  • Sung huyết tĩnh mạch.
  • Tràn dịch và các phát hiện điển hình của dị tật tim cụ thể.
  • Thay đổi nhịp tim thai: Tim thai đập nhanh, sau đó chậm dần, cụ thể tim thai đập >160 nhịp/phút, sau đó đập chậm hơn 120 nhịp/phút. (1)

Ngoài ra, mẹ đang mang thai còn có những dấu hiệu khác như: Thai ít cử động, chảy máu âm đạo, đau bụng, nhịp tim bất thường, nước ối bất thường (khá thấp).

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Nguyên nhân suy tim thai

Các nguyên nhân phổ biến gây suy tim thai bao gồm:

  • Thiếu máu thai nhi (ví dụ, alpha-thalassemia, nhiễm parvovirus B19 và chuỗi thiếu máu – đa hồng cầu ở thai đôi)
  • Lưu lượng tim thấp có liên quan đến các bệnh như: bệnh cơ tim, viêm cơ tim và loạn nhịp tim.
  • Lưu lượng tim cao có liên quan đến các bệnh như: dị dạng động tĩnh mạch, truyền máu song thai và thiếu máu kéo dài.
  • Tăng hậu tải (hạn chế tăng trưởng tiến triển và khuyết tật tim tắc nghẽn).
  • Chèn ép tim ngoài (tràn dịch màng phổi/màng ngoài tim và khối u trong lồng ngực).

Suy tim thai có ảnh hưởng gì không?

Suy tim thai gây bệnh về não do thiếu oxy máu cục bộ, dẫn tới bại não và gây tử vong thai nhi trong tử cung. Suy tim thai trong giai đoạn chuyển dạ có thể được chỉ định trợ sinh hoặc sinh mổ. Các biện pháp can thiệp này thường có những rủi ro nhất định như: mất máu, nhiễm trùng vết thương, huyết khối, ảnh hưởng đến cơ quan lân cận hoặc rủi ro khi sử dụng thuốc mê.

Phương pháp chẩn đoán suy tim thai nhi

Siêu âm tim thai đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán suy tim thai cũng như các nguyên nhân cơ bản. Hiện nay, siêu âm tim thai có thể chẩn đoán một số dạng dị tật tim bẩm sinh và đánh giá tiên lượng dựa trên các bất thường và mức độ nghiêm trọng của rối loạn chức năng tim. Các kỹ thuật chẩn đoán thường được sử dụng để đánh giá suy tim thai là phân số rút ngắn, chỉ số hiệu suất cơ tim, dạng sóng Doppler tĩnh mạch động mạch và toàn thân, và điểm số hồ sơ tim mạch (CVP). Cụ thể:

1. Suy tim thai trong thai kỳ

  • Siêu âm thấy thai ít cử động hoặc thay đổi cử động liên tục.
  • Chiều dài tử cung đo được không tương ứng với tuổi thai, cho thấy thai phát triển kém.
  • Rối loạn nhịp tim thai, tim thai thay đổi <120 nhịp/phút hoặc >160 nhịp/phút.
  • Nước ối ra màu bất thường, có màu xanh.
  • Chạy Monitor sản khoa, thực hiện siêu âm xác định chỉ số nước ối và tìm kiếm các dấu hiệu bất thường khác. (2)
Suy tim thai có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp, trong đó có siêu âm
Suy tim thai có thể được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp, trong đó có siêu âm

2. Suy thai trong quá trình chuyển dạ

  • Tim thai không ổn định liên tục thay đổi <120 nhịp/phút hoặc >160 nhịp/phút
  • Phát hiện nước ối màu xanh khi bấm ối hoặc vỡ ối.
  • Theo dõi tim thai bằng việc thực hiện chạy monitor sản khoa, phát hiện thấy nhịp muộn hoặc dao động dưới 5 nhịp.
  • Siêu âm phát hiện chỉ số nước ối giảm

Cách điều trị suy tim thai

Tùy vào mức độ suy tim thai cũng như nguyên nhân khiến tim thai yếu đi, các bác sĩ sẽ đưa ra phướng án xử trí phù hợp nhằm đảm bảo sự an toàn cho mẹ và bé.

  • Suy tim thai mức độ nhẹ: Mẹ bầu nên khám thai thường xuyên, đồng thời dành thời gian nghỉ dưỡng, ăn uống đủ chất. Thường xuyên thay đổi tư thế nằm ngủ để tăng lưu lượng máu quay trở lại tim và cung cấp lượng oxy cần thiết cho thai nhi.
  • Suy tim thai mức độ nặng: Bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định nhập viện để mẹ và bé được theo dõi chăm sóc. Nếu thai trên 36 tuần phát hiện suy tim thai mức độ nặng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp mổ lấy thai sớm.
  • Suy tim thai cấp tính: Mẹ bầu được khuyến cáo nên nghỉ ngơi thư giãn, khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tử cung lên động mạch chủ ngăn cản lưu lượng máu và oxy đến thai nhi. Mẹ bầu cũng có thể được truyền dịch và thở oxy.
  • Suy thai cấp tính nặng: Bác sĩ chỉ định mổ lấy thai sớm, không được khuyến cáo cố gắng sinh ngả âm đạo, nguy cơ đe dọa tới tính mạng của trẻ.

Suy tim thai có phòng ngừa được không?

Suy tim thai là tình trạng ngoài ý muốn có thể xảy ra trong thai kỳ. Do đó, để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên có những biện pháp phòng ngừa để tránh tình trạng này:

  • Khám thai định kỳ giúp mẹ nắm rõ tình hình sức khỏe của con và can thiệp xử lý sớm khi có những bất thường xảy ra.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, với chế độ ăn đủ chất ưu tiên chất xơ, hạn chế chất béo và những thức uống kích thích.
  • Trong quá trình mang thai khi phát hiện những dấu hiệu bất thường như: cử động thai ít, xuất hiện cơn gò tử cung… mẹ bầu nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, cấp cứu kịp thời.
Chị em nên thăm khám định kỳ hoặc chủ động kiểm tra sức khỏe thai nhi khi có các dấu hiệu bất thường
Chị em nên thăm khám định kỳ hoặc chủ động kiểm tra sức khỏe thai nhi khi có các dấu hiệu bất thường

Câu hỏi thường gặp

1. Khi nào nên siêu âm tim thai?

Siêu âm tim thai nên thực hiện vào khoảng tuần thai thứ 18 đến tuần thai 24. Đây là thời điểm giúp bác sĩ quan sát rõ tim thai và quan sát giải phẫu tim thai hoàn chỉnh, phát hiện những bất thường ở tim thai nếu có.

2. Suy tim thai có sinh thường được không?

Suy tim thai tùy vào mức độ, nếu suy tim thai mức độ nặng giai đoạn chuyển dạ, có thể phải thực hiện mổ lấy thai sớm, không khuyến khích sinh thường. Với suy tim thai nhẹ, có thể sinh thường nhưng cần theo dõi nội tim mạch, sản khoa, gây mê hồi sức.

3. Khi nào nên gặp bác sĩ?

Trong quá trình mang thai nếu thấy các bất thường như thai ít cử động, chảy máu âm đạo, đau bụng mức độ nặng,… mẹ bầu nên chủ động đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và xử trí kịp thời.

Để đặt lịch khám hoặc tư vấn với các chuyên gia đầu ngành tại BVĐK Tâm Anh. Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Suy tim thai là tình trạng khá nguy hiểm, mức độ nặng có thể gây tử vong thai nhi nếu không được phát hiện sớm và cấp cứu kịp thời. Do đó, trong suốt quá trình mang thai mẹ bầu nên thăm khám theo dõi thai thường xuyên, đồng thời khi phát hiện các bất thường nên chủ động đến bệnh viện để được điều trị sớm.

Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị của một bệnh phẩm nay #Nguyên_nhân_dẫn_đến_bệnh #Dấu_hiệu_nhận_biết #Chẩn_đoán_đúng_bệnh #Điều_trị_hiệu_quả


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc