Những điều cần biết trước khi thực hiện – Bí quyết thu hút độc giả #đọc_hiểu_cẩn_thận #tìm_hiểu_kỹ_trước_khi_thực_hiện #đọc_kỹ_hướng_dẫn #đọc_sách_hướng_dẫn #đọc_chỉ_dẫn_kỹ_lưỡng #thực_hiện_theo_hướng_dẫn #đọc_sách_kỹ_càng #đọc_sách_thấu_hiểu #hiểu_rõ_trước_khi_làm #tương_tác_chính_xác

Sinh giúp hay sinh con ngã âm đạo có sự trợ giúp là một thủ thuật được áp dụng để hỗ trợ mẹ bầu khi sinh khó. Thủ thuật này sẽ được bác sĩ trao đổi với mẹ bầu trước khi tiến hành. Để giúp bạn tránh căng thẳng khi đưa ra quyết định trong quá trình chuyển dạ, hãy dành thời gian tìm hiểu về những phương pháp trợ sinh này nhé.

Sinh ngả âm đạo và sinh có hỗ trợ (sinh giúp) là gì?

Đối với đa số cuộc sinh qua ngả âm đạo (sinh thường), em bé được sinh ra dưới sức rặn tự nhiên của người mẹ mà không cần có sự hỗ trợ của dụng cụ trợ sinh. Tuy nhiên trong một số ít trường hợp, bác sĩ có thể sử dụng thủ thuật hỗ trợ sinh ngả âm đạo để trẻ được đưa ra ngoài nhanh nhất có thể nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh.

Sinh ngả âm đạo có sự hỗ trợ hay còn gọi là sinh giúp là một thủ thuật được thực hiện bởi bác sĩ sản khoa có kinh nghiệm. Thủ thuật này sử dụng các dụng cụ như forceps hoặc ventous để tạo một lực kéo lên đầu thai kết hợp với sức rặn của mẹ nhằm hỗ trợ đưa thai ra ngoài. (1)

hỗ trợ sinh khó

Vì sao cần hỗ trợ sinh thường?

Bình thường, khi bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển dạ thật, bác sĩ sản khoa sẽ tiên lượng khả năng sản phụ có thể sinh ngả âm đạo hay không. Giai đoạn chuyển dạ sẽ được theo dõi thông qua việc thăm khám đánh giá sự xóa mở cổ tử cung và sự tiến triển của ngôi thai, gắn máy theo dõi cơn gò tử cung, nhịp tim thai.

banner khai trương tâm anh quận 8 mb

Kết thúc giai đoạn chuyển dạ khi cổ tử cung mở trọn, đầu thai lọt vào khung chậu của mẹ và sản phụ chuyển sang giai đoạn rặn sinh (sinh con). Ở giai đoạn rặn sinh còn gọi là sổ thai, đây là giai đoạn quan trọng nhất, trọng đại nhất của sản phụ, qua đó mẹ sẽ cố gắng rặn sinh kết hợp với cơn co của tử cung để đưa thai ra ngoài.

Thời gian cho phép rặn sinh tối đa 30 phút, nếu thời gian kéo dài hơn nữa mang đến những bất lợi đối với thai nhi, trẻ sinh ra sẽ bị ngạt, điều này rất nguy hiểm hoặc trong những trường hợp bệnh lý, mẹ sinh khó, mẹ có bệnh nền như suy tim, hen suyễn, mẹ có vết mổ cũ nếu mẹ bầu tiếp tục gắng sức để rặn sinh sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ và biến chứng bệnh lý sẽ nặng nề hơn. Điều này cần phải đòi hỏi có sự giúp sức của bác sĩ sản khoa bằng cách giúp sinh nhằm tránh khỏi những bất lợi đến với mẹ và bé.

Những yếu tố được xem xét trước khi thực hiện thủ thuật

Sinh giúp chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện: cổ tử cung mở trọn, ngôi thai đã lọt xuống thấp và bác sĩ có kinh nghiệm , trong các tình huống như:

  • Nguy cơ thai bị thiếu oxy cấp tính, biểu đồ tim thai bất thường. Trong trường hợp này thai cần lấy thai ra ngay vì nếu nếu để diễn tiến lâu em bé có thể gặp phải các tổn thương não không hồi phục do thiếu oxy;
  • Sản phụ rặn sinh lâu nhưng không sổ thai được;
  • Sản phụ quá mệt và không còn sức rặn sinh;
  • Sản phụ có bệnh lý làm giới hạn khả năng rặn sinh như bệnh tim, tiền sản giật, tăng áp lực nội sọ …

Dụng cụ hỗ trợ sinh thường và các bước thực hiện

Bác sĩ sản khoa hoặc nữ hộ sinh sẽ thảo luận với sản phụ và người thân lý do giúp sinh, lựa chọn dụng cụ, kỹ thuật. Sản phụ và người thân cần phải ký cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật. Sản phụ sẽ luôn luôn được gây tê tại chỗ vùng tầng sinh môn nếu không được giảm đau ngoài màng cứng. (2)

Nếu việc sinh giúp không thành công thì mổ lấy thai là tất yếu. Việc cắt tầng sinh môn là cần thiết để mở rộng âm đạo cho việc hổ trợ sinh giúp .Vết cắt hoặc rạch tầng sinh môn sẽ được khâu phục hồi sau khi hoàn tất cuộc sinh. Tùy từng trường hợp, trẻ sau khi sinh sẽ được bác sĩ sơ sinh đánh giá sức khỏe và quyết định có được da kề da với mẹ, cha hoặc người thân hay không.

Có hai phương pháp sinh giúp, phân loại dựa vào dụng cụ được sử dụng:

1. Sanh giúp bằng Ventouse

Là dụng cụ dùng để gắn vào đầu thai gắn với máy hút thường gọi là ventouse . Chén bằng nhựa cứng hoặc mềm hoặc bằng kim loại nối với máy hút qua cái ống và được gắn chặt vào đầu thai nhờ áp lực. Trong lúc có cơn gò và sản phụ rặn, bác sĩ hỗ trợ bằng cách kéo đầu thai bằng Ventouse dưới áp lực cho phép .

Ventouse không thích hợp khi tuổi thai nhỏ hơn 34 tuần vì ở tuổi thai này đầu thai quá mềm gia tăng nguy cơ gây tổn thương não của trẻ.

Phương pháp Ventouse

2. Sanh giúp bằng Forceps

Là dụng cụ kim loại nhẵn giống như cái muỗng lớn và rỗng. Cành của nó ôm khít đầu thai. Các cành được đặt một cách cẩn thận quanh đầu thai, và chúng khớp lại với nhau ở tay cầm. Khi xuất hiện cơn gò tử cung và sản phụ rặn, cùng lưc bác sĩ sẽ giúp kéo thai ra ngoài.

Có nhiều loại Forceps khác nhau. Một vài loại được thiết kế đặc biệt để xoay thai vào đúng tư thế để sinh nếu đầu thai ở kiểu thế ngửa (chẩm cùng) hoặc kiểu thế ngang.

Forceps thành công hơn Ventouse trong việc giúp sanh, tuy nhiên Ventouse lại ít gây rách âm đạo hơn forceps.

phương pháp forceps

Lợi ích của phương pháp sanh giúp

Trong các trường hợp thông thường, đối với ngôi thai đã lọt xuống thấp, sinh giúp cần ít thời gian chuẩn bị hơn và được thực hiện nhanh hơn mổ lấy thai. Một trong những ưu điểm chính của hỗ trợ sinh ngả âm đạo là tránh được một ca sinh mổ. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật lớn và có nhiều rủi ro hơn, như nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu, nguy cơ liên quan đến gây tê, gây mê.

Hồi phục sau sinh ngả âm đạo thường ngắn hơn hồi phục sau sinh mổ.

Nguy cơ và biến chứng khi sinh có hỗ trợ

Rủi ro cho mẹ

Sanh giúp bằng Ventouse hoặc Forceps tương đối an toàn, tuy nhiên vẫn có vài nguy cơ:

  • Nguy cơ rách âm đạo tầng sinh môn độ 3 -4: rách sâu tới cơ vòng hậu môn, thành trực tràng.
  • (Tỷ lệ 1/100 phụ nữ sanh thường)
  • (Tỷ lệ 4/100 sanh Ventouse)
  • (Tỷ lệ 8 – 12/100 sanh Forceps)
  • Tiểu không kiểm soát: Không thường gặp với tỷ lệ 30/100 phụ nữ sau sinh, hay gặp trong sinh giúp. Bạn sẽ được hướng dẫn tập vật lý trị liệu tại chỗ như các bài tập sàn chậu.
  • Són phân: Xảy ra sau sanh, đặc biệt trong những trường hợp có rách tầng sinh môn độ 3-4 Ước tính khoảng 13 – 27% trường hợp són phân.
  • Gia tăng nguy cơ cao máu đông: Sau sinh giúp có nguy cơ cao hình thành máu đông ở tĩnh mạch chân và vùng chậu. Sản phụ có thể ngăn ngừa bằng cách đi lại xung quanh càng nhiều càng tốt nếu có thể. Sản phụ cũng được khuyên mang vớ ngừa thuyên tắc mạch và tiêm heparin ngăn ngừa hình thành cục máu đông nếu có chỉ định.

Rủi ro cho bé

Rủi ro cho bé bao gồm:

  • Dấu vết trên đầu bé bởi chén ventouse, thường biến mất sau 48h.
  • Bướu huyết thanh: tỷ lệ 1-12/100 trẻ, thường mất theo thời gian. Nó có thể gây tăng tình trạng vàng da trong những ngày đầu sau sinh, nhưng hiếm khi gây ra những vấn đề khác.
  • Những dấu vết trên mặt trẻ do cành Forceps sẽ biến mất sau 48h.
  • Những vết cắt nhỏ trên mặt hoặc trên da đầu bé – có thể gặp 1/10 bé sinh giúp và sẽ lành nhanh chóng sau đó.

Các biến chứng hậu sản

Các biến chứng có thể gặp ở giai đoạn hậu sản sau sinh là bí tiểu hoặc tiểu khó, đau vết may… . Để phòng ngừa, sản phụ có thể sẽ được đặt ống dẫn nước tiểu trong 24h nếu có thực hiện giảm đau ngoài màng cứng hoặc không tự tiểu được sau sinh

Cần làm gì để giảm đau sau thủ thuật sinh giúp

Để giúp giảm đau và sưng sau khi sinh, hãy thử những cách sau:

  • Sử dụng một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như Ibuprofen, thuốc này được ưu tiên hơn nếu bạn đang cho con bú. Acetaminophen cũng là một lựa chọn tốt để giảm đau;
  • Ngồi trong làn nước mát vừa đủ sâu để che mông và hông của bạn;
  • Vùng tầng sinh môn bị sinh, đỏ có thể chườm lạnh để làm giảm triệu chứng;
  • Rửa tầng sinh môn bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh;
  • Mẹ có thể ngồi lên gối hoặc đệm mềm, điều này giúp mẹ có thể thoải mái hơn và giảm cảm giác khó chịu.

Khả năng thực hiện thủ thuật ở lần sinh tiếp theo

Nếu bạn đã từng có một lần sinh ngả âm đạo được hỗ trợ bởi dụng cụ sinh giúp, nguy cơ bạn sẽ tiếp tục cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ sinh thường trong lần mang thai tiếp theo. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bao gồm thời gian giữa các lần mang thai kéo dài trên 3 năm hoặc trọng lượng thai nhi được ước tính là lớn hơn mức trung bình.

Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng nhất của người phụ nữ, tuy nhiên trong suốt quá trình này sản phụ có thể đối mặt với những nguy cơ đe dọa sức khỏe cả mẹ và bé. Với mong muốn mẹ có sức khỏe tốt nhất, bé có đủ nền tảng phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ, quá trình vượt cạn để mẹ gặp bé yêu nhẹ nhàng, an toàn… Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh triển khai dịch vụ Chăm sóc thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội như:

  • Được bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm theo dõi thai kỳ, chăm sóc sức khỏe từ lúc mang thai đến khi con yêu chào đời;
  • Được theo dõi chặt chẽ và can thiệp kịp thời các bệnh lý thai kỳ và tai biến sản khoa nguy hiểm với hệ thống máy móc hiện đại;
  • Được chăm sóc chu đáo, tư vấn về dinh dưỡng thai kỳ, dinh dưỡng sau sinh, dinh dưỡng cho bé, tập huấn các biện pháp cấp cứu cơ bản cho mẹ và bé, tham gia lớp yoga, massage trẻ sơ sinh…;
  • Dịch vụ cao cấp, hệ thống phòng tiền sản riêng biệt, phòng spa trước sinh… cho mẹ cảm giác thoải mái như đi nghỉ dưỡng;
tam-anh-ho-tro-sinh-kho
Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng giỏi nghề, tận tâm, sẽ theo sát và chăm sóc mẹ chu đáo, giúp mẹ trải qua thai kỳ khỏe mạnh.

Những điều cần biết trước khi thực hiện – Bí quyết thu hút độc giả #đọc_hiểu_cẩn_thận
#tìm_hiểu_kỹ_trước_khi_thực_hiện
#đọc_kỹ_hướng_dẫn
#đọc_sách_hướng_dẫn
#đọc_chỉ_dẫn_kỹ_lưỡng
#thực_hiện_theo_hướng_dẫn
#đọc_sách_kỹ_càng
#đọc_sách_thấu_hiểu
#hiểu_rõ_trước_khi_làm
#tương_tác_chính_xác


Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.

Gửi phản hồi

Xem chi tiết ở đây

Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức

Đăng ký ngay để tiếp tục đọc và truy cập kho lưu trữ đầy đủ.

Tiếp tục đọc