Vượt Qua Covid-19, Hiện Thực Hóa Giấc Mơ Làm Mẹ! Quy Trình Chọc Hút Trứng An Toàn Tại IVFTA-HCM
Bài báo gốc (Vui lòng cung cấp bài báo gốc để tôi có thể viết lại)
Sau khi bạn cung cấp bài báo gốc, tôi sẽ viết lại nó bằng tiếng Việt chuyên nghiệp và kèm theo các hashtag gợi ý dưới đây. Các hashtag được thiết kế để thu hút người đọc và phù hợp với nội dung.
Hashtag gợi ý:
- #IVFTAHCM
- #ChọcHútTrứngCovid19
- #SinhSảnHỗTrợCovid
- #HiếmMuộnCovid
- #LàmMẹAnToàn
- #IVFAnToàn
- #KhámPháIVF
- #GiảiPhápHiếmMuộn
- #RủiRoCovidIVF
- #TưVấnSinhSản
- #ChămSócSứcKhỏe
- #ThaiSản
Lưu ý: Số lượng và lựa chọn hashtag cụ thể sẽ phụ thuộc vào nội dung bài báo gốc sau khi bạn cung cấp.
Tháng 3/2022, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tiến hành ca chọc hút trứng đầu tiên cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đây là một trong những trung tâm đầu tiên trang bị hệ thống phòng và bộ quy trình riêng cho bệnh nhân F0 đang điều trị IVF.
Đại dịch Covid-19 bùng nổ và kéo dài 2 năm qua gây ra rối loạn cuộc sống thường ngày vì cách ly xã hội và tổn thất tài chính kinh tế. Đặc biệt với những cặp vợ chồng đang trên hành trình tìm con, chặng đường này gần như trắc trở, thách thức hơn nhiều.
Rối loạn lo âu và trầm cảm là các hội chứng thường gặp ở bệnh nhân hiếm muộn, và có thể nặng hơn giữa thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành. Việc điều trị hiếm muộn bị trì hoãn, gián đoạn, hủy chu kỳ càng làm nặng thêm các vấn đề về tài chính, sức khỏe, tinh thần của các cặp vợ chồng.
Đứng trước nguy cơ không ít cặp vợ chồng phải hủy chu kỳ chọc hút trứng, tạo phôi vì không may nhiễm virus SAR-CoV-2, các chuyên gia của Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP.HCM (IVFTA-HCM) quyết định nghiên cứu và thành lập quy trình chọc hút trứng an toàn, hiệu quả cho những bệnh nhân đang mắc Covid-19 đủ điều kiện về sức khỏe.
Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Giang Huỳnh Như, Giám đốc Trung tâm IVFTA-HCM: “Hiện chưa có nghiên cứu nào ghi nhận noãn và quá trình tạo phôi bị ảnh hưởng khi người phụ nữ bị F0 ở thời điểm chọc hút noãn. Đối với những bệnh nhân có dự trữ buồng trứng thấp, mỗi noãn là một cơ hội quý giá, thậm chí đó có thể là cơ hội cuối cùng của họ. Noãn lúc này còn quý hơn kim cương vì có nhiều trường hợp đây gần như là lần duy nhất họ còn cơ hội để có con chính chủ bằng noãn tự thân.”
Bên cạnh đó, chi phí để kích trứng là một khoản khá tốn kém trong mỗi chu kỳ, vì vậy khi đối diện với việc phải hủy bỏ chu kỳ chọc hút trứng, bệnh nhân cũng đối diện với việc mất trắng cả về kinh tế cũng như về số trứng trong chu kỳ đó. Bên cạnh đó, nếu hủy chu kỳ, bệnh nhân có thể gặp những nguy cơ cho sức khỏe. Cụ thể, nếu không chọc hút trứng đúng dự kiến, trứng sẽ tự rụng trong cơ thể bệnh nhân, gây ra nguy cơ tai biến như xuất huyết nội trong ổ bụng hoặc nguy cơ đa thai khi bệnh nhân có phát sinh quan hệ trong chu kỳ đó.
Cộng hợp những yếu tố về sức khỏe bệnh nhân và cân nhắc chi phí mà người bệnh phải chi trả trong mỗi chu kỳ kích trứng, đội ngũ IVF Tâm Anh đã lên kế hoạch xây dựng quy trình chọc hút trứng cho người bị nhiễm Covid-19 đảm bảo đúng thời gian, nghiêm ngặt, khoa học và không lây nhiễm.
“Chúng tôi đã nghĩ tới những tình huống bệnh nhân bị phơi nhiễm SARS-CoV-2 ngay thời điểm chọc hút trứng, nên đã nghiên cứu chuẩn bị cho quy trình chọc hút trứng đặc biệt này từ hơn một năm về trước”, bác sĩ Giang Huỳnh Như chia sẻ.
Quy trình chọc hút trứng cho bệnh nhân F0
Trước khi chọc hút trứng, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau:
Cần nhịn ăn, nhịn uống trước khi chọc hút trứng (noãn) ít nhất 6 tiếng;
Không trang điểm, sử dụng nước hoa, mỹ phẩm có mùi thơm vì chúng có thể ảnh hưởng đến noãn, tinh trùng và phôi; không đeo kính áp tròng, đồ trang sức;
Nên tẩy sạch các chất sơn trên móng tay, móng chân (nếu có);
Vợ chồng kiêng quan hệ 3-5 ngày;
Không nên sử dụng bia, rượu và các chất kích thích.
Tại IVFTA-HCM, trước hai ngày bệnh nhân đi làm thủ thuật, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm Covid-19. Nếu bệnh nhân âm tính với Covid-19 sẽ tiến hành chọc hút noãn như thường quy ở khu thủ thuật. Nếu không may bệnh nhân dương tính với Covid-19, nhưng đủ điều kiện về sức khỏe (không mệt mỏi, khó thở…) sẽ được thực hiện chọc hút ở khu riêng biệt với những quy chuẩn nghiêm ngặt về kiểm soát nhiễm khuẩn.
Phòng chọc hút trứng đặc biệt cho bệnh nhân F0
Tại IVFTA-HCM, hệ thống phòng phòng chọc hút và chuyển phôi, phòng lab được đặt sát nhau trong cùng một tòa nhà, giúp quá trình chọc hút, tạo phôi được thực hiện cùng thời điểm, hạn chế tối thiểu hư hỏng tinh trùng và trứng.
Theo Thạc sĩ Giang Huỳnh Như, phòng chọc hút trứng được sắp đặt kế bên khu vực phòng Lab tầng 7. Nhưng để đáp ứng nhu cầu thực tế cần chọc hút noãn cho bệnh nhân F0, phòng chọc hút đặc biệt này dù vẫn cùng tòa nhà nhưng được trang bị ở khu vực riêng cách xa khu vực phòng Lab. Vì vậy một quy trình chuẩn được thiết kế khoa học để trứng vừa được hút ra sẽ được chuyển lên lab ngay lập tức. Bên cạnh đó, phòng chọc hút đặc biệt này vẫn phải đầu tư những thiết bị đặc thù và hiện đại nhất, như dụng cụ giữ ấm noãn, kể cả phương tiện dùng để vận chuyển trứng đảm bảo nhiệt độ chuẩn từ phòng chọc hút lên phòng lab.
Tại IVFTA-HCM, vấn đề ổn định nhiệt độ của trứng, phôi hết sức quan trọng. Ngay cả trong quy trình chọc hút noãn thông thường tại tầng 7, noãn được chuyển từ phòng thủ thuật ra phòng lab chỉ cách nhau một bức tường cũng bắt buộc sử dụng những dụng cụ giữ ấm để đảm bảo chất lượng noãn sau chọc hút. Sau khi noãn được lấy từ cơ thể người phụ nữ sẽ đưa ngay vào dụng cụ sẽ giữ nhiệt độ ổn định 37 độ và di chuyển an toàn sang phòng lab. Bên cạnh đó, bàn đựng dụng cụ cũng phải là bàn ấm 37 độ cùng hệ thống máy siêu âm riêng của trung tâm IVF với những quy chuẩn về kỹ thuật riêng biệt.
“IVFTA-HCM có 2 phòng chọc hút riêng biệt, 2 khu thao tác riêng biệt, mỗi lần chỉ tiến hành chọc hút một ca. Tất cả các thao tác trên phôi hay trên noãn cũng đều chia ra từng ca riêng. Với kỹ thuật ICSI, chuyên viên phôi học sẽ sử dụng một cặp kim riêng để lấy từng con tinh trùng bơm vào bào tương noãn. Sau khi hoàn thành quá trình tạo phôi cho một cặp vợ chồng, tất cả những đồ đạc gì còn trên bàn sẽ được bỏ vào thùng rác, tiêu chí không dùng chung và không giữ lại bất kỳ thứ gì. Tất cả những điều này được thực hiện nghiêm ngặt, kiểm tra thường xuyên. Không có bất cứ một sai sót nào được phép xảy ra trong phòng lab”, bác sĩ Như cho biết thêm.
Khi chọc hút trứng cho những bệnh nhân bình thường, bác sĩ có thể mặc trang phục quy định của chuyên viên phòng lab. Nhưng với những trường hợp chọc hút trứng cho bệnh nhân F0, bác sĩ và hộ lý cần mặc những bộ đồ bảo hộ kém thoải mái, vì vậy thách thức đặt ra cho bác sĩ khi làm thủ thuật lại tăng lên. Chỉ những bác sĩ có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt, hộ lý vững kỹ thuật phối hợp nhịp nhàng ở khâu vận hành mới có thể giúp quá trình chọc hút và vận chuyển noãn lên phòng lab được đảm bảo nhất.
Các thủ thuật được tiến hành với dụng cụ riêng biệt đối với các cặp vợ chồng
Cho đến thời điểm này, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy sự ảnh hưởng của Covid-19 lên nữ giới ít hơn so với nam giới. Do đó, với người phụ nữ bị F0 nếu đủ điều kiện sức khoẻ vẫn có thể tiến hành chọc hút trứng. Trong trường hợp người chồng âm tính với Covid-19 sẽ được tiến hành lấy tinh trùng để lọc rửa và tạo phôi ngay trong chu kỳ đó. Ngược lại, với những cặp vợ chồng cùng bị Covid-19 sẽ tiến hành trữ trứng ở người vợ và ngừng lấy tinh trùng ở người nam sau 3 tháng người chồng có kết quả âm tính với Covid-19. 3 tháng là chu trình sản sinh tinh trùng bình thường của một người đàn ông, từ nguyên bào ban đầu thành tinh trùng trưởng thành.
Hiện tại. Tại IVFTA chúng tôi có 2 lựa chọn cho bệnh nhân. Nếu bệnh nhân vẫn tha thiết có con bằng chính tinh trùng của mình tại thời điểm hiện tại thì vẫn có thể lấy tinh trùng kết hợp với trứng để tạo phôi hoặc phương pháp an toàn hơn là đợi 3 tháng sau sẽ lấy tinh trùng.
Theo bác sĩ Lê Xuân Nguyên “Khi nói tới Covid-19, thông thường người ta quan tâm tới số lượng, độ di động, nồng độ tinh trùng bị ảnh hưởng. Nhưng yếu tố chúng tôi quan tâm nhiều hơn là chất lượng tinh trùng. Vì chỉ cần một con tinh trùng kết hợp với trứng là đủ, trong khi người đàn ông xuất tinh có thể đạt đến vài chục triệu con. Việc chọn lọc một con tinh trùng khỏe mạnh trong số vài chục triệu con là điều mà IVFTA hoàn toàn có thể làm được.”
“Bên cạnh đó, có cả quan niệm cho rằng Covid-19 ảnh hưởng đến DNA của con tinh trùng, di truyền qua con cái sau khi thụ tinh với trứng. Những con tinh trùng có bộ DNA này bị phân mảnh, khi bắt cặp với bộ thông tin di truyền từ người vợ sẽ đưa ra những phôi không có sự liền mạch về thông tin di truyền, dẫn tới giảm nguy cơ có thai hoặc khả năng sảy thai rất cao. Tại IVFTA-HCM, chúng tôi có cách loại những tinh trùng đó ra, chọn tinh trùng đẹp về mặt hình thái, không có bất thường DNA để nâng cao tỷ lệ thành công, giúp bệnh nhân mang thai và sinh con khỏe mạnh.” Bác sĩ Nguyên chia sẻ thêm.
Vì vậy, do những ảnh hưởng của Covid-19 lên tinh trùng là chưa rõ ràng và khi bệnh nhân đồng ý muốn lấy tinh trùng trong thời gian ngay sau khi test PCR âm tính, bệnh nhân có thể ký đơn cam kết để tiến hành các thủ thuật lấy tinh trùng và kết hợp tinh trùng với noãn trữ.
Giao tử được lưu trữ kín trong các bình nitơ lỏng đảm bảo về chất lượng và an toàn.
Theo bác sĩ Giang Huỳnh Như, sự phối hợp chặt chẽ giữa các liên chuyên khoa là yếu tố để trung tâm IVFTA-HCM có thể tiến hành suôn sẻ trường hợp F0 chọc hút trứng. Khi có trường hợp chuẩn bị chọc hút trứng được thông báo nhiễm Covid-19, ngay lập tức hai thang máy ở khu vực chọc hút của bệnh viện đều phải khóa để duy nhất trung tâm IVF di chuyển đưa trứng đi lên đi xuống từ khu vực chọc hút lên phòng lab. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt và khử khuẩn đường đi của bệnh nhân, kể cả khu vực bệnh nhân nằm, ngồi hay đi lại đều được khử khuẩn diện rộng. Sự phối hợp “team work” ăn ý cũng là lý do IVFTA-HCM tự tin thực hiện những phương pháp tốt nhất cho người bệnh, kể cả trong những trường hợp cấp bách nhất.
Bệnh nhân chọc hút noãn, trữ noãn thì không ảnh hưởng gì đến quá trình điều trị IVF. Do đó, sau khi chọc hút noãn, bệnh nhân vẫn điều trị Covid-19 theo phác đồ của Bộ Y tế, vẫn có thể uống thuốc kháng virus giống như người bình thường nhiễm bệnh.
Đối với bệnh nhân sau khi nhiễm Covid-19 muốn tiến hành làm IVF, với người vợ thì có thể điều trị sau khi uống thuốc kháng virus được 10 ngày, còn người chồng có thể tiến hành lấy tinh trùng 3 tháng sau khi uống thuốc kháng virus.
Một vấn đề nhiều cặp vợ chồng quan tâm là gần đến ngày chuyển phôi mắc Covid-19 có nên tiếp tục không? Theo bác sĩ Như, trong tình huống này, không nên chuyển phôi khi chưa biết được tình trạng bệnh chuyển biến nặng hay nhẹ. Ở những bệnh nhân mắc Covid-19 có vấn đề về suy hô hấp, khó thở, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới phôi thai. Do đó, với bệnh nhân sắp chuyển phôi bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2 thì nên ngưng chu kỳ và điều trị khỏi bệnh rồi tiến hành quá trình chuẩn bị nội mạc ở những chu kỳ sau.
Với những trường hợp chuyển phôi vài ngày thì phát hiện nhiễm Covid-19, người bệnh nên uống thuốc điều trị triệu chứng, không nên uống thuốc kháng virus, vì nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của phôi thai sau này.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, chủ động ứng dụng các phương pháp điều trị mới nhất cùng hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản – Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh (IVFTA) tự hào là đơn vị có tỷ lệ IVF thành công cao. BVĐK Tâm Anh không ngừng cập nhật các kỹ thuật tiên tiến, mang lại hy vọng cho nhiều gia đình sớm được hoàn thành ước mơ làm cha mẹ.
Viết lại tiêu đề bằng tiếng Việt kích thích người đọc Quy trình chọc hút trứng cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại IVFTA-HCM Viết lại bằng tiếng Việt các hashtag kích thích người đọc Quy trình chọc hút trứng cho bệnh nhân mắc Covid-19 tại IVFTA-HCM
Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.