Xơ phổi là một nhóm các bệnh phổi nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ hô hấp và chất lượng sống của người bệnh. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh của từng người mà có những phương pháp điều trị khác nhau. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về bệnh xơ phổi. Tìm hiểu về bệnh xơ phổi sống được bao lâu, các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ, phương pháp điều trị, cũng như những cách nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tìm hiểu về bệnh xơ phổi
Xơ phổi là một nhóm các bệnh phổi nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Xơ phổi gây sẹo và làm dày mô phổi. Nó ảnh hưởng đến mô liên kết trong phổi và phế nang (túi nhỏ tận cùng chứa khí của phổi). Tổn thương phổi dần trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Các mô phổi cứng, không giãn nở tốt như bình thường, khiến việc thở trở nên khó khăn hơn. Xơ phổi có thể gây khó thở ngay cả khi bạn thực hiện các công việc sinh hoạt thường ngày. (1)
1. Nguyên nhân
Nguyên nhân xơ phổi trong nhiều trường hợp vẫn chưa được biết (xơ phổi vô căn). Tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ dễ mắc xơ phổi như: Tuổi cao, hút thuốc lá, tiếp xúc khói bụi ô nhiễm, hóa chất độc hại trong thời gian dài, tiếp xúc với phóng xạ, nhiễm trùng, mắc bệnh tự miễn, lạm dụng một số thuốc hoặc các yếu tố di truyền…

2. Triệu chứng
Các triệu chứng của xơ phổi thường gặp bao gồm:
- Khó thở: Khó thở là triệu chứng chính và thường tiến triển nặng dần theo thời gian.
- Thở nhanh, nông. Khó khăn hít thở sâu.
- Ho khan kéo dài.
- Mệt mỏi: không cải thiện mặc dù đã nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
- Sút cân: Sút cân không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng không đặc hiệu, trùng lẫn với các bệnh hô hấp thông thường khác, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều bệnh nền phối hợp, dẫn đến khó khăn trong tiếp cận. Do đó, để đoán chính xác bạn cần được thăm khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Hô hấp. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một hoặc nhiều xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu.
- Chụp cắt lớp vi tính phổi.
- Đo chức năng hô hấp.
- Đánh giá độ bão hòa oxy máu: khí máu động mạch, đi bộ trong 6 phút.
- Sinh thiết phổi.
Bệnh xơ phổi sống được bao lâu?
Thời gian sống sót trung bình từ khi chẩn đoán là 2 đến 4 năm, với tỷ lệ sống sót 5 năm là khoảng 30 đến 50%. Tuy nhiên xơ phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố ảnh của người bệnh như: nguyên nhân gây xơ phổi, tuổi, tình trạng bệnh lý kèm theo, hiệu quả của các phương pháp điều trị.
Điều quan trọng bạn cần nhận thức được: xơ phổi là một bệnh mạn tính, các biện pháp điều trị có thể làm chậm tốc độ xơ sẹo của phổi. Do đó, bạn cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra y tế theo đúng hẹn, duy trì lối sống lành mạnh để có thể cải thiện tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của mình. (2)

Tiên lượng bệnh xơ phổi
Xơ phổi có thể nhanh dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả. Với sự phát triển của y học và các phương pháp điều trị mới, người bệnh đã được chẩn đoán sớm, điều trị và quản lý bệnh hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ.
Thời gian sống trung bình sau khi được chẩn đoán là từ 2 đến 4 năm, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm đạt khoảng 30 đến 50%. Bệnh nhân xơ phổi tử vong nhanh hơn nhiều loại ung thư ác tính, bao gồm ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư đại tràng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ ở người xơ phổi
Xơ phổi là bệnh tiến triển theo thời gian. Mặc dù không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng các triệu chứng của bệnh xơ phổi có thể được kiểm soát.
Xơ phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến tiên lượng bệnh như:
- Tuổi: Người càng lớn tuổi thì tiên lượng không tốt so với người trẻ.
- Tình trạng sức khỏe chung: Bệnh nhân có sức khỏe tổng thể tốt thường sống lâu hơn.
- Lối sống: Hút thuốc, ăn uống không lành mạnh… làm giảm tuổi thọ.
- Tiền sử bệnh lý khác kèm theo: Các bệnh mạn tính khác như tim mạch, tiểu đường… ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ.
- Mức độ nặng của bệnh: Bệnh nhân ở giai đoạn nặng thường có tuổi thọ thấp hơn.
- Các biến chứng: Suy hô hấp, tăng áp lực động mạch phổi, nhiễm trùng… làm giảm tuổi thọ.
- Đáp ứng với điều trị: Những bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị thường có tuổi thọ cao hơn.
Xơ phổi không phải là bệnh giai đoạn cuối không?
Mặc dù xơ phổi là một bệnh phổi mạn tính, nhưng nó không phải là bệnh giai đoạn cuối. Xơ phổi là một căn bệnh tiến triển theo thời gian. Tình trạng bệnh liên quan đến lượng xơ hóa (sẹo) trong phổi. Theo thời gian, việc thở của người bệnh ngày càng trở nên khó khăn hơn, khó thở trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Cuối cùng là khó thở xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi.
Bệnh nhân xơ phổi có thời gian tiến triển bệnh không giống nhau. Một số bệnh nhân tiến triển chậm và sống chung với xơ phổi trong nhiều năm, trong khi những người khác lại suy giảm nhanh hơn.
Tuy tổn thương xơ phổi không thể đảo ngược, nhưng các phương pháp điều trị có thể làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ, kiểm tra y tế theo đúng hẹn, duy trì lối sống lành mạnh để có thể cải thiện tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của mình.
Cách điều trị bệnh xơ phổi
Mục tiêu điều trị bệnh xơ phổi: làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Các phương pháp điều trị chính bao gồm:
- Thuốc: 2 loại thuốc chính được chỉ định điều trị bệnh xơ phổi là pirfenidone (Esbriet®) và nintedanib (OFEV®). Những loại thuốc này làm giảm quá trình hình thành sẹo phôi đồng thời giúp bảo tồn chức năng hô hấp ở bệnh nhân nhân xơ phổi nhẹ, trung bình và nặng.
- Liệu pháp oxy: Cung cấp oxy bổ sung thông qua dây thở mũi tại nhà để tăng cường lượng oxy trong máu.
- Phục hồi chức năng hô hấp: Tập các động tác thở đơn giản dễ thực hiện tại nhà.
- Phẫu thuật ghép phổi: Là biện pháp mang lại hiệu quả tốt cải thiện chất lượng cuộc sống, tuy nhiên bị hạn chế bởi nguồn hiến tạng, tình trạng người bệnh để thực hiện phẫu thuật lớn.
>>>Có thể bạn chưa biết: Xơ phổi có chữa được không?
Mẹo kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân xơ phổi
Kéo dài tuổi thọ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân xơ phổi đòi hỏi sự kết hợp của nhiều biện pháp, từ thay đổi lối sống đến quản lý y tế cẩn thận. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bệnh nhân xơ phổi sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn:
1. Duy trì lối sống lành mạnh
- Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính của xơ phổi, vì vậy cần ngừng hoàn toàn.
- Ăn uống dinh dưỡng: Chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng.
- Tập thể dục đều đặn: Luyện tập thể dục nhẹ nhàng nhưng thường xuyên giúp cải thiện chức năng hô hấp.
2. Tuân thủ điều trị
- Sử dụng đúng thuốc: Uống đúng liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
- Thực hiện liệu pháp oxy: Sử dụng oxy bổ sung đúng cách và đúng thời gian để duy trì lượng oxy trong máu ổn định.
- Tiêm phòng đầy đủ: Tiêm phòng cúm, ho gà, phế cầu để giảm nguy cơ nhiễm trùng.
3. Điều chỉnh môi trường sống
- Tránh ô nhiễm: Hạn chế tiếp xúc với khói, bụi, hóa chất có hại.
- Giữ ẩm phòng: Đảm bảo không khí trong phòng không quá khô, đảm bảo độ ẩm phù hợp để hỗ trợ hệ hô hấp.
4. Tham khảo ý kiến chuyên gia
- Bác sĩ chuyên khoa hô hấp: Đảm bảo bạn luôn có sự hỗ trợ và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.
- Khám sức khỏe định kỳ: Để theo dõi tiến triển của bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị nếu cần.

Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong việc thăm khám, chẩn đoán, chữa trị các bệnh hô hấp nói chung và xơ phổi nói riêng.
Để đặt lịch thăm khám, điều trị bệnh tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Quý khách vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Bệnh xơ phổi sống được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bằng cách tuân thủ các biện pháp trên, bệnh nhân xơ phổi có thể cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài tuổi thọ. Việc quản lý bệnh hiệu quả đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa bệnh nhân, gia đình và đội ngũ y tế. Việc hiểu rõ về bệnh và thực hiện đúng các biện pháp điều trị, duy trì lối sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và tiên lượng sống của bệnh nhân xơ phổi.
Xơ phổi: Bí quyết sống lâu hay yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ #XơPhổiPhầnMấtBaoLâu
#YếuTốẢnhHưởngĐếnTuổiThọXơPhổi
#XơPhổiSốngĐượcBaoLâu
Khám phá thêm từ Tình yêu và kiến thức
Đăng ký để nhận các bài đăng mới nhất được gửi đến email của bạn.